Bài 31.9
Người này mua nhầm kính nên khi đeo kính sát mắt thì hoàn toàn không nhìn thấy gì. Có thể kết luận thế nào về kính này ?
A. Kính hội tụ có f > OCv.
B. Kính hội tụ có f < OCC
C. Kính phân kì có |f| > OCv.
D. Kính phân kì có |f| < OCc.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sự điều tiết của mắt.
Lời giải chi tiết:
Khi đeo kính sát mắt thì hoàn toàn không nhìn thấy gì thì kính là Kính phân kì có |f| < OCc
Chọn đáp án: D
Bài 31.10
Một người mắt cận đeo sát mắt kính -2 dp thì nhìn thấy rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. Điểm Cc khi không đeo kính cách mắt 10 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
A. 12,5 cm.
B. 20 cm.
C. 25 cm.
D. 50 cm.
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính độ tụ: \(D=\dfrac{1}{f}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(f=OC_v=\dfrac{1}{D}=\dfrac{1}{2}=50cm\)
D của mắt khi không đeo kính là: \( D=\dfrac{1}{10}\)
Ta có: \( \dfrac{1}{OC_v}-\dfrac{1}{OC_c}=\dfrac{1}{f}=D\)
=> \(OC_c=12,5 cm\)
Chọn đáp án: A
Bài 31.11
Một người lớn tuổi có mắt không bị tật. Điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi người này điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt tăng thêm bao nhiêu ?
A. 5 dp.
B. 2,5 dp.
C. 2 dp.
D. Một giá trị khác A, B, C.
Phương pháp giải:
Sử dụng phương trình tạo ảnh: \(\dfrac{1}{OC_v}+\dfrac{1}{OV}=\dfrac{1}{f}=D\)
Lời giải chi tiết:
Ta có : Phương trình tạo ảnh.
\(\dfrac{1}{OC_v}+\dfrac{1}{OV}=\dfrac{1}{f_{max}}=D_{min}\)
\(\dfrac{1}{OC_c}+\dfrac{1}{OV} =\dfrac{1}{f_{min}}=D_{max}\)
\( D_{max}-D_{min} =\Delta D = \dfrac{1}{OC_c}-\dfrac{1}{OC_v}=\dfrac{1}{0,5}=2dp\)
Vậy độ tụ của mắt tăng thêm 2dp
Chọn đáp án: C