Bài làm
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích khắc họa thành công hình tượng người con gái trọng nghĩa, trọng tình. Trải qua những năm tháng tuổi trẻ đầy những truân chuyên, có quý nhân trợ giúp, nâng đỡ lúc sa cơ và cũng có quỷ ma đẩy Kiều vào con đường lưu lạc. Sau khi trở thành phu nhân quyền cao chức trọng, nàng đã nghĩ ngay tới việc trả ơn cho những người mình đã mang ơn và trừng trị những kẻ gieo tội ác. Đoạn trích đã tái hiện người con gái tài hoa Thúy Kiều như một vị chủ tọa yêu ghét rạch ròi, phân minh phải trái. Nàng luôn ghi nhớ công ơn và nghĩa cũ tình xưa với chàng Trương và trả ơn đúng nghĩa đối với Trương Sinh. Điều đó khẳng định cái nghĩa đối với cố nhân trong những năm tháng ở Lâm Tri là vô cùng sâu nặng. Đối với Hoạn Thư, Thúy Kiều kiên quyết báo oán nhưng vẫn vô cùng khoan dung, độ lượng. Những tội ác, sự hành hạ của Hoạn Thư dành cho kiều đã khiến Kiều toan giết chết người đàn bà họ Hoạn, thế nhưng những lí lẽ lập luận của Hoạn Thư quá khôn ngoan đã khiến Kiều khoan dung mà bỏ qua tất cả. Ở đây có thể thấy, Kiều không những là người con gái tài sắc vẹn toàn mà nàng còn có một trái tim nhạy cảm, đầy khoan dung. Khác với nhân vật Thúy Kiều trong "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân đã nhất mực giết chết Hoạn Thư thì Thúy Kiều của Nguyễn Du đầy khoan dung độ lượng, đúng như tư tưởng nhân ái của người Việt Nam ta.
ĐỀ 2: Viết đoạn văn phân tích nhân vật Hoạn Thư trong đoạn trích "Thuý Kiều báo ân, báo oán"
Bài làm
Khi nhắc tới Hoạn Thư, chúng ta không chỉ biết đến là danh từ riêng nữa mà nó là một chỉ dấu để nói lên những người phụ nữ ghen tuông trong chuyện tình ái đày sóng gió. Trong đoạn trích "Thúy Kiều báo ân báo oán" đã làm bật lên được tính cách của nhân vật mà người ta còn nhắc tới nhiều hơn cả Thúy Kiều. Lúc đầu, khi Thúy Kiều gọi tên mình, Hoạn Thư "hồn lạc, phách xiêu" nhưng vẫn kịp "liệu điều kêu ca". Đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt. Hoạn Thư đã biện minh rằng mình cũng là phận đàn bà, việc ghen tuông là lẽ đương nhiên, người đàn bà khôn ngoan ấy đã biến mình từ một kẻ có tội trở thành một nạn nhân của chế độ đa thê. Sau đó, họ Hoạn còn nhắc lại những ân tình mà y đã giúp đỡ Thúy Kiều. Cuối cùng, Hoạn Thư đã nhận hết lỗi về mình và chỉ đợi vào tấm lòng khoan dung của Kiều. Tuy chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư luôn kính yêu và mong Kiều tha tội. Có thể nói, Nguyễn Du đã xây dựng thành công một nhân vật khôn ngoan sâu sắc nước đời đến quỷ quái tinh ma. Một nhân vật đã đi vào trong tư tưởng người đời và trở thành một hiện tượng cho sự róc đời.