Câu 1: (trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân
- Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người rất xem trọng ơn nghĩa. Mặc dù bị vợ cả Hoạn Thư hành hạ, nhưng Kiều vẫn không oán giận Thúc Sinh mà mặt khác lại rất biết ơn, nhờ Thúc Sinh đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh.
- Tuy nhiên khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư vì nàng muốn nói cho Thúc Sinh biết vết thương lòng đau xót do Hoạn Thư gây ra.
- Với Thúc Sinh, nàng Kiều dành những lời cảm ơn đầy trang trọng, ngược lại khi nói với Hoạn Thư, Kiều lại nói tỏ thái độ khinh thường con người này.
Câu 2: (trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán
- Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai và đay nghiến.
- Từ giọng điệu ấy ta thấy được thái độ của Kiều xem Hoạn Thư như là kẻ thù, sẽ quyết tâm báo thù.
Câu 3: (trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí khá thông minh, khôn ngoan.
- Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: từ kẻ thù về cùng phía đàn bà à trọng tội thành chuyện nhỏ à kể việc từng tha cho Kiều à sau đó nhận lỗi và mong được tha thứ.
- Các lí lẽ của Hoạn Thư đã làm cho Kiều phần nào giảm sự tức giận, nguôi ngoai và ở thế khó xử lí nên Kiều đành tha cho Hoạn Thư.
- Tính cách Hoạn Thư theo em nghĩ là một cô tiểu thư khôn lỏi, đầy thủ đoạn, mưu mô xảo quyệt.
Câu 4: (trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư bởi một phần do bản tính của Kiều rộng lượng, bên cạnh đó Hoạn Thư cũng ăn năn, hối lỗi, nhận ra được việc làm sai trái trước đây của mình.
- Việc làm ấy của Kiều cho thấy nàng không chỉ đẹp bên ngoài mà còn có tấm lòng nhân hậu.
- Những lời cuối của Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là nhân hậu, rộng lượng, đầy vị tha.
Câu 5: (trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
Phân tích tính cách Kiều và Hoạn Thư
- Hoạn Thư: mưu mô, xảo quyệt, độc địa.
- Thúy Kiều: rộng lượng, nhân hậu, xem trọng ơn nghĩa, ân tình.