I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Trả lời câu hỏi (trang 20 - 21 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a.
- Trong văn bản, tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề.
- Biểu hiện: đi họp chậm trễ, không đúng giờ quy định, có khi trễ cả tiếng đồng hồ.
- Tác giả đã nêu rõ vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, nêu sự kiện và phát biểu suy nghĩ về hiện tượng đó.
b. Tác giả đã nêu ra hai nguyên nhân của căn bệnh lề mề ở một số người:
- Thiếu tôn trọng người khác.
- Thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.
c.
- Tác hại của căn bệnh lề mề:
+ Trở thành thói quen, khó thay đổi, tạo nên tính ích kỉ.
+ Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian.
+ Làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán xấu...
- Tác giả bài viết đã đưa ra đề nghị cần chấm dứt căn bệnh lề mề, làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
d.
Bố cục bài viết ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ và thuyết phục : Nêu khái quát → triển khai phân tích cụ thể hơn → Đưa ra kết luận.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Những sự việc, hiện tượng không cần thiết viết thành bài nghị luận:
+ Trực nhật lớp tốt.
+ Làm bài kiểm tra được điểm cao…
- Những sự việc, hiện tượng đáng để viết thành bài nghị luận:
+ Chống tiêu cực trong thi cử
+ Tinh thần vượt khó.
+ Lòng hiếu thảo….
Trả lời câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hiện tượng mà Giáo sư Nguyễn Khắc Viện đã thống kê hoàn toàn có thể viết được thành một bài nghị luận.