I. Sơ đồ - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
II. Lý thuyết về Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Lý thuyết
- Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động hơn.
- Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:
+ Miêu tả trực tiếp: diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
+ Miêu tả gián tiếp: miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
2. Ví dụ minh họa:
“Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:
- Nó, nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo tây còn giết gì nữa.
Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:”
Làng – Kim Lân
- Đoạn trích trên kể về việc ông Hai nghe tin làng mình theo giặc, kết hợp sử dụng với yếu tố miêu tả nội tâm có tác dụng làm cho văn bản tự sự trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động hơn.
- Yếu tố miêu tả (các câu văn được in nghiêng).