I. Sơ đồ - Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
II. Lý thuyết về cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
I. LÝ THUYẾT
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. VÍ DỤ
“Nắng hè rải nhẹ trên đồng cỏ xanh mướt. Gió lượn khẽ khàng làm rung rinh những ngọn cỏ non. Những ngọn tre cao vút cũng rì rào.
– A! Chào bác trâu Vạn! Bác đang nghỉ trưa ạ? – Nghé ọ chào trâu Vạn.
– Chào nghé con, bác vừa cày xong thửa ruộng mà! – Trâu Vạn dừng gặm cỏ, nhìn nghé ọ.
– Bác ơi, sao họ nhà trâu chúng ta cứ phải làm việc vất vả cho con người như vậy? Nghé có vẻ bức xúc.
Trâu giải thích:
– Chúng ta làm việc để trả ơn con người mà cháu. Chính họ đã thuần hoá trâu rừng Đông Nam Á – tổ tiên chúng ta thành trâu nhà ngày nay đấy.
Nghé con gặm búi cỏ non, hếch mặt thắc mắc:
– Hoá ra vậy. Không biết hình dáng của tổ tiên có giống chúng ta ngày nay không hả bác?
Vừa gặm cỏ, trâu Vạn vừa giảng giải:
– Bác chỉ biết rằng trâu rừng sống hoang dã to lớn và dữ tợn hơn trâu nhà. Nhưng nhìn chung, trâu rừng hay trâu nhà cũng có những điểm chung. Trâu lông ngắn màu đen hoặc xám, cũng có khi màu trắng gọi là trâu bạc. Bụng và đầu trâu to, mông dốc, bốn chân vững chãi. Trâu có cái trán gồ, đôi mắt hơi lồi, đen và rất sáng. Họ nhà trâu đặc biệt vì có đôi sừng dài và cong nhọn như lưỡi liềm ở trên đầu. Cặp sừng này khiến kẻ thù dù đáng sợ cũng phải gờm.....”
- Văn bản trên thuyết minh về loài trâu nhưng lại được xây dựng theo hình thức cuộc đối thoại, trò chuyện giữa nghé ọ và trâu Vạn, kết hợp sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.