Trả lời câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.
Trả lời câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Điểm chung của 3 cô gái: Đều còn rất trẻ (dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm...,), đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hi sinh, luôn gắn bó với đồng đội.
- Nét riêng:
+ Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.
+ Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.
+ Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.
Trả lời câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, xinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Trả lời câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật cúa truyện phù hợp với nhân vật kể chuyện.
- Tác giả thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh thể hiện được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh. Riêng các đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời tuổi nhỏ đã qua, một thời vô tư hồn nhiên và không khí bình yên trước chiến tranh.
Trả lời câu 5 (trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Thế hệ của những người trẻ tuổi hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì để đất nước được tự do, độc lập.