Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua các chi tiết:
+ Thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy.
+ Xây dựng đình đài liên miên.
+ Mỗi tháng 3, 4 lần ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần bịt khăn, mặc áo đàn bà bày bách hóa để bán.
+ Thu lấy những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh chốn dân gian, không thiếu thứ gì.
- Lời văn ghi chép sự việc cụ thể, tỉ mỉ, chân thực -> phản ánh đời sống xa hoa của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận.
- Kết thúc đoạn văn miêu tả, tác giả nói: “...kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” báo hiệu sự suy vong của một quốc gia.
Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Bọn quan lại hầu cần trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn bỉ ổi:
+ Xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào.
+ Đêm đến sai lính tráng đến lấy phăng đi rồi vu cho dân tội đem dấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.
- Ý nghĩa đoạn văn “Nhà ta ở phường Hà Khẩu....cũng vì cớ ấy”: tác giả kể lại câu chuyện của chính mình, tăng tính xác thực cho sự việc được kể đồng thời thể hiện thái độ bất bình, phê phán hành động của bọn hoạn quan, chúa Trịnh.
Câu 3 (trang 63 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
So sánh truyện và tùy bút