ĐỀ 1: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu trong đó có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập
Bài làm
Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.
Chú thích:
- Khởi ngữ: in đậm.
- Thành phần biệt lập: phần gạch chân.
ĐỀ 2: Em hãy viết một đoạn văn phân tích tình huống truyện ngắn Bến Quê, trong đó có sử dụng phương thức liên kết nối và thế
Bài làm
Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Tác phẩm được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.
Chú thích:
- Phép thế: từ "tác phẩm" thế cho từ "truyện".
- Phép nối: từ "tuy vậy".
ĐỀ 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Bài làm
“Quá nửa đời phiêu bạt, con lại về úp mặt vào sông quê…” Câu hát vang lên như chứa đựng bao tâm tình của người con với nỗi nhớ quê hương trong ngày trở lại. Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê cũng vậy, trong những ngày cuối đời trên giường bệnh anh phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Những cảnh sắc vốn thân quen, gần gũi đến thế mà giờ đây dường như rất mới mẻ với anh. Chính vào lúc gần đất xa trời anh mới nhận ra quê hương – nơi anh sinh ra, giàu đẹp đến nhường nào. Mảnh đất máu thịt đã gắn bó với anh từ khi sinh ra và phút giây đau ốm anh trở lại với nơi bình yên ấy. Và trong những ngày khốn khó, căn bệnh buộc chặt anh trên chiếc giường bệnh, anh càng thấm hiểu hơn tình nghĩa sắc son vợ chồng. Giờ đây, anh mới có thời gian để ngắm nhìn vợ kĩ hơn trong tấm áo vá với những ngón tay gầy guộc. Anh thấu hiểu nỗi vất vả, đức hi sinh của Liên dành cho gia đình trong suốt bao năm qua và xót xa, ân hận: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”. Phải chăng khi con người cô đơn nhất họ mới nhận ra thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý phải đâu xa mà chính là tình yêu với quê hương, gia đình. Hạnh phúc cả đời theo đuổi lại đến từ chính những điều giản dị, bình thường. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm. Qua nhân vật Nhĩ, tác giả gửi gắm một thông điệp sâu sắc: Hãy trân trọng những hạnh phúc mà mình đang có, đừng để khi mất đi mới tiếc nuối, xót xa.
ĐỀ 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề "Bến quê" trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Nhan đề “Bến quê” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi. "Bến" là bến bờ, nơi những con thuyền ra đi và cũng là nơi chúng trở về. Nhan đề được gợi cảm hứng từ việc quê của nhân vật chính - nhân vật Nhĩ - là một vùng bãi bồi nằm bên bờ sông Hồng quanh năm sóng nước. Viết “Bến quê” đẽ gợi đến suy tưởng: quê hương là nơi nuôi dưỡng, là nơi chuẩn bị hành trang cho những đứa con thân yêu của mình giúp chúng đi đến những nơi xa hoà mình vào biển lớn. Nhưng dù đi đến nơi đâu, quê hương vẫn là chốn neo đậu bình an, là nơi trở về của mọi con thuyền xuôi ngược. Đọc sâu vào thiên truyện, ta thấy nhân vật Nhĩ đã ý thức được những giá trị bền vững và sâu sắc của quê hương mình. Đó không chỉ là cái bãi bồi bên kia sông, là những rặng cây, con sóng... Hơn tất cả, đó là những con người giản dị và đáng trân trọng hơn hết thảy - Đó là người vợ nghèo tần tảo, là người hàng xóm già, là những đứa trẻ con hàng xóm,... Họ đang từng ngày từng giờ yêu thương và lo lắng cho anh.