1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng: một nhà văn chủ chốt của nền VH Việt Nam
- Khái quát về đoạn trích: thuộc lớp 2,3 hồi 4 của kịch "Bắc Sơn": đoạn trích đã thể hiện xung đột gay gắt giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm
2. Thân bài
a. Tình huống kịch
- Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm (vợ Ngọc), tình huống này buộc buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng.
b. Nhân vật Thơm
- Hoàn cảnh:
+ Cha, em trai: hi sinh.
+ Mẹ: bỏ đi
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc- chồng
+ Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc…).
- Tâm trạng: Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.
- Thái độ với chồng:
+ Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian.
+ Tìm cách dò xét.
+ Cố níu chút hi vọng về chồng
- Hành động:
+ Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngay trong buồng của mình.
+ Khôn ngoan, che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.
⇒ Nghệ thuật miêu tả ⇒ Hành động táo bạo, bất ngờ ⇒ Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.
c. Nhân vật Ngọc
- Là nhân vật giả nhân giả nghĩa
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài
- Làm tay sai cho giặc (Việt gian)
- Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
⇒ Là một người hám lợi, hám danh
d. Nhân vật Thái, Cửu
- Bị truy đuổi - chạy vào nhà Thơm.
- Thái: giữ lại, tươi cười, định chạy ra cửa ⇒ Hành động bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: vẻ mặt thất sắc, chĩa súng định bắn thất vọng, hoài nghi ⇒ Nóng nảy, hăng hái nhưng thiếu chín chắn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại.
+ Nội dung:Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc – đứng hẳn về phía cách mạng.