I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
- Tính chất của văn bản thuyết minh:
+ Văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng đang được nói tới.
+ Tri thức phải chính xác, khách quan, xác thực.
+ Ngôn ngữ cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng.
- Văn thuyết minh viết ra nhằm mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.
- Phương pháp thuyết minh thường dùng là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh...
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
- Đối tượng thuyết minh: Hạ Long – đá và nước
- Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới.
- Những phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.
- Biện pháp nghệ thuật được vận dụng: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi (trang 13 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a. Văn bản có tính chất thuyết minh.
- Tính chất ấy được thể hiện ở việc tác giả đã nêu ra những đặc tính của loài ruồi: chủng loại, nơi ở, đặc điểm tiêu biểu, tác hại,...
- Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng là: nêu định nghĩa, phân loại, dùng số liệu, liệt kê.
b. Điểm đặc biệt của văn bản này là:
- Về hình thức: giống như một văn bản tường thuật phiên tòa xử án.
- Về cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lí.
- Nội dung: câu chuyện kể về loài ruồi.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: nhân hóa, liệt kê, kể chuyện, miêu tả,...
c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích hợp đã góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây được hứng thú cho người đọc.
Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là kể chuyện.
- Kể câu chuyện hồi nhỏ nghe bà nói về chim cú, lớn lên học Sinh học mới biết là không phải như vậy => tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây ngô.