Lý thuyết về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

I. Sơ đồ - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Lý thuyết về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - ảnh 1

II. Lý thuyết về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Khái niệm

- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:

+ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Ví dụ

- Lời dẫn trực tiếp:

          Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

- Lời dẫn gián tiếp:

          Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách.

Câu hỏi trong bài