I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Trả lời câu hỏi (trang 55 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
1. Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” là: nói tắt của kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời (không phải là kinh tế theo nghĩa hiện nay).
- Kinh tế (theo nghĩa hiện nay): tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội.
-> Cùng với sự phát triển của xã hội, nghĩa của từ vựng sẽ không ngừng phát triển và thay đổi.
2. Từ “xuân”:
+ Xuân (1): là mùa đầu tiên của một năm, chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết thường ấm áp -> nghĩa gốc
+ Xuân (2): chỉ tuổi trẻ -> nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ
- Từ “tay”:
+ Tay (1): chỉ một bộ phận trên cơ thể người, dùng để cầm, nắm -> nghĩa gốc
+ Tay (2): người chuyên hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó -> nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức hoán dụ.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: (trang 56 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
a. Chân mang nghĩa gốc
b. Chân mang nghĩa chuyển, được hình thành theo phương thức hoán dụ
c. Chân mang nghĩa chuyển, được hình thành theo phương thức ẩn dụ
d. Chân mang nghĩa chuyển, được hình thành theo phương thức ẩn dụ
Câu 2: (trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Cách dùng của từ trà trong: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) là cách dùng với nghĩa chuyển (ẩn dụ).
- Trà trong những cách dùng trên có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, đã được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.
Câu 3: (trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Nghĩa chuyển của từ đồng hồ: dụng cụ dùng để đo số điện, lượng nước, lượng xăng.
Câu 4: (trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Hội chứng :
+ Hội chứng viêm đường hô hấp -> nghĩa gốc
+ Hội chứng suy thoái kinh tế -> nghĩa chuyển
- Ngân hàng:
+ Ngân hàng nhà nước -> nghĩa gốc
+ Ngân hàng đề thi, ngân hàng máu -> nghĩa chuyển
- Sốt:
+ Ốm sốt -> nghĩa gốc
+ Sốt giá -> nghĩa chuyển
- Vua:
+ Ông vua -> nghĩa gốc
+ Vua nhạc pop, vua thời trang -> nghĩa chuyển
Câu 5: (trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Từ mặt trời trong câu hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ.
- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa vì:
+ Mặt trời trong câu (1) là mặt trời của thiên nhiên
+ Mặt trời trong câu (2) chỉ Bác Hồ
-> Nghĩa được chuyển theo phương thức ẩn dụ.