Câu 1: (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Truyện ngắn chia làm 3 phần theo trình tự thời gian:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”): trên đường về quê.
- Đoạn 2 (từ “Tinh mơ sáng hôm sau” đến “sạch trơn như quét”: những ngày ở quê. Sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là Nhuận Thổ.
- Đoạn 3 (phần còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.
Câu 2: (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Những nhân vật trong truyện:
- Mẹ
- Tôi
- Cháu Hoàng
- Nhuận Thổ
- Thím Hai Phương
- Thủy Sinh
- Nhân vật chính trong câu truyện là nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ - người bạn thân thời thơ ấu của “tôi”.
Nhân vật trung tâm là nhân vật “tôi”, vì toàn bộ câu chuyện là sự chứng kiến của nhân vật tôi về những thay đổi của làng quê mình và cả người bạn thân Nhuận Thổ.
Câu 3: (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ là:
- So sánh
- Đối lập tương phản
- Không chỉ sự thay đổi của Nhuận Thổ, mà tác giả còn miêu tả sự thay đổi của một số nhân vật khác:
- Thím Hai Dương
- Cảnh vật làng quê mình
=> Những miêu tả ấy của tác giả đã cho chúng ta thấy cảm xúc lúc đó của tác giả là tuyệt vọng, buồn bã, đau xót trước sự thay đổi của làng quê mình và con người nơi đây. Và khi tạm biệt rời quê hương, tác giả lo âu không biết rồi thế hệ con cháu có thể thay đổi được cho vận mệnh đất nước hay không.
Câu 4: (trang 218 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Đoạn a chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với tôi hiện nay).
- Đoạn b chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
- Đoạn c chủ yếu dùng phương thức lập luận, về ý nghĩa, các phần trên đã đề cập.