I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
II. Vài nét cơ bản về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Ooc ngày 30/9/1990.
- Văn bản được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia - Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1977).
2. Thể loại: văn bản nhật dụng
3. Bố cục
- Phần 1 (2 đoạn đầu): khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.
- Phần 2 (Sự thách thức): thực trạng của trẻ em trên thế giới.
- Phần 3 (Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi của cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4 (Nhiệm vụ): Xác định những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
- Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
b. Giá trị nghệ thuật
- Bản tuyên bố gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí.
- Kết cấu chặt chẽ.
- Lập luận thuyết phục.
- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.