Câu 1: (trang 233 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
- Phần một (Từ đầu đến “em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng.
- Phần hai (tiếp theo đến “cấm không được đến nhà tao”): Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần ba (đoạn còn lại): Tình bạn vẫn được duy trì.
Những chi tiết: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.
Câu 2: (trang 233 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ : những đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn tình cảm.
- Hoàn cảnh giữa hai gia đình : Ông đại tá có địa vị cao trong xã hội, thuộc tầng lớp thượng lưu. Còn ông bà ngoại của A-li-ô-sa thuộc tầng lớp thấp trong xã hội.
Câu 3: (trang 233 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm : Vẻ ngoài giống nhau (mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phân biệt theo tầm vóc; Chúng ngồi sát vào nhau giống như chú gà con; ... những con ngỗng ngoan ngoãn.
- Đó là sự ngây thơ, trong trắng, cam chịu của những đứa trẻ. Đó là những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, được giáo dục, có nề nếp. Cùng đó là sự ngưỡng mộ, lòng tin yêu, sự cảm thông của chú bé A-li-ô-sa với những đứa trẻ.
Câu 4: (trang 233 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Chuyện đời thường và truyện cổ tích
Chuyện đời thường và cổ tích được lồng vào nhau : “dì ghẻ”, “mẹ khác” tạo liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại với ấn tượng hiền hậu bằng giọng của truyện cổ tích : ngày trước, trước kia, đã có thời...