I. Khái niệm tích phân
Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a;b],F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a;b]. Hiệu F(b)−F(a) được gọi là tích phân của f từ a đến b. Kí hiệu:
I=b∫af(x)dx=F(x)|ba=F(b)−F(a)
II. Tính chất tích phân
Giả sử các hàm số f,g liên tục trên [a;b],c là điểm bất kì thuộc [a;b]. Khi đó ta có:
a) a∫af(x)dx=0
b) b∫af(x)dx=−a∫bf(x)dx
c) b∫ak.f(x)dx=k.b∫af(x)dx
d) b∫af(x)dx=b∫af(t)dt
e) b∫af(x)dx+c∫bf(x)dx=c∫af(x)dx; ∀b∈[a;c]
f) b∫a[f(x)±g(x)]dx =b∫af(x)dx±b∫ag(x)dx
g) Nếu f(x)≥0 thì b∫af(x)dx≥0
h) Nếu f(x)≥g(x) trên [a;b] thì b∫af(x)dx≥b∫ag(x)dx.
III. Tính tích phân sử dụng bảng nguyên hàm cơ bản
Khi tính tích phân các hàm số cơ bản (đa thức, lượng giác, mũ,...) các em cần chú ý sử dụng bảng nguyên hàm các hàm số cơ bản kết hợp với công thức Leibnitz:
b∫af(x)dx=F(b)−F(a)
ở đó, f(x) là hàm liên tục trên [a;b] và F(x) là một nguyên hàm của f(x).
Bảng nguyên hàm
IV. Tính tích phân có chứa dấu giá trị tuyệt đối
Đối với các tích phân dạng b∫a|f(x)|dx, phương pháp chung là ta cố gắng phá dấu giá trị tuyệt đối hàm f(x) trên từng khoảng nhỏ nằm trong khoảng (a;b) rồi tính lần lượt các tích phân đó.