Bài toán tương giao đồ thị

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

  •   

I. Dạng 1: Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số

Phương pháp:

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số.

- Bước 2: Giải phương trình tìm x, rồi từ đó suy ra y và tọa độ giao điểm.

II. Dạng 2: Tìm số giao điểm của hai đồ thị hàm số

Đối với dạng bài này, ta cũng có thể sử dụng phương pháp ở trên, nhưng đối với bài toán không tìm được hết các nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm thì ta có thể sử dụng phương pháp dưới đây:

Phương pháp:

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm f(x)=g(x).

- Bước 2: Khảo sát sự biến thiên của hàm số h(x)=f(x)g(x) trên TXĐ.

+ Tính h(x), giải phương trình h(x)=0 tìm các nghiệm và các điểm h(x) không xác định.

+ Xét dấu h(x) và lập bảng biến thiên.

- Bước 3: Kết luận số giao điểm của hai đồ thị hàm số y=f(x)y=g(x).

+ Số giao điểm của hai đồ thị hàm số y=f(x)y=g(x) là số giao điểm của đồ thị hàm số h(x) với trục hoành (đường thẳng y=0)

III. Dạng 3: Tìm điều kiện của tham số để phương trình f(x)=g(x) có nghiệm trên đoạn cho trước

Phương pháp:

- Bước 1: Khảo sát sự biến thiên của hàm số y=f(x) trên đoạn [a;b].

+ Tính f(x), giải phương trình f(x)=0 tìm các nghiệm thuộc đoạn [a;b] và các điểm f(x) không xác định.

+ Xét dấu f(x) và lập bảng biến thiên.

- Bước 2: Nêu điều kiện để phương trình f(x)=g(m) có một, hai,… nghiệm là đường thẳng y=g(m) cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại một điểm, hai điểm,… trên đoạn [a;b], từ đó suy ra điều kiện của g(m).

- Bước 3: Giải phương trình, bất phương trình ẩn m ở trên và tìm điều kiện của m.

IV. Dạng 4: Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số bậc ba cắt trục hoành

Cho hàm số bậc ba y=f(x)=ax3+bx2+cx+d

(Áp dụng cho những bài toán không tách riêng được mx)

Phương pháp:

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm f(x)=0

- Bước 2: Tính y=3ax2+2bx+c,Δ=b23ac

- Bước 3: Nêu điều kiện để phương trình f(x)=0 có nghiệm:

+) Phương trình có 1 nghiệm duy nhất nếu đồ thị hàm số không có điểm cực trị nào hoặc có hai điểm cực trị cùng nằm về một phía đối với trục hoành

[Δ0{Δ>0f(x1).f(x2)>0 với x1,x2 là hai nghiệm của phương trình y=0.

+) Phương trình có 2 nghiệm nếu f(x1)=0 hoặc f(x2)=0 với x1,x2 là hai nghiệm của phương trình y=0.

+) Phương trình có 3 nghiệm phân biệt nếu đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm khác phía so với trục hoành

{Δ>0f(x1).f(x2)<0

- Bước 4: Kết luận giá trị cần tìm của m.

V. Dạng 5: Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số bậc 4 cắt trục hoành

Cho hàm số bậc 4 y=f(x)=ax4+bx2+c

(Áp dụng cho những bài toán không tách riêng được mx)

Phương pháp:

- Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm f(x)=0

- Bước 2: Đặt t=x20, phương trình trở thành at2+bt+c=0().

- Bước 3: Nêu điều kiện để phương trình bậc 4 có nghiệm:

+ Phương trình bậc 4 có 4 nghiệm phân biệt nếu (*) có hai nghiệm phân biệt dương {Δ>0S>0P>0

+ Phương trình bậc 4 có 3 nghiệm phân biệt nếu (*) có 1 nghiệm dương và 1 nghiệm bằng 0{Δ>0S>0P=0

+ Phương trình bậc 4 có 2 nghiệm phân biệt nếu (*) có hai nghiệm trái dấu, hoặc 1 nghiệm kép dương [P<0{Δ=0S>0

+ Phương trình bậc 4 có 1 nghiệm duy nhất nếu (*) có 1 nghiệm kép bằng 0 hoặc có 1 nghiệm bằng 0 và 1 nghiệm âm [{Δ=0S=0{P=0S<0

+ Phương trình bậc 4 vô nghiệm nếu (*) vô nghiệm hoặc có 2 nghiệm âm hoặc nghiệm kép âm[Δ<0{Δ0S<0P>0.

- Bước 4: Kết luận điều kiện của m