Hàm số logarit

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

  •   

I. Tìm hàm số có đồ thị cho trước và ngược lại

Phương pháp:

- Bước 1: Quan sát dáng đồ thị, tính đơn điệu,…của các đồ thị bài cho.

- Bước 2: Đối chiếu với hàm số bài cho và chọn kết luận.

II. Tìm tập xác định của hàm số

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm điều kiện để các logarit xác định.

Hàm số loga(u(x)) xác định {a>0u(x)>0

- Bước 2: Tìm điều kiện để các biểu thức dưới dấu căn bậc hai, biểu thức dưới mẫu trong các phân thức,…(nếu có).

+ Căn bậc hai u(x) xác định nếu u(x)0.

+ Phân thức u(x)v(x) xác định nếu g(x)0.

- Bước 3: Giải các bất phương trình ở trên và kết hợp nghiệm ta được tập xác định của hàm số.

III. Tìm mối quan hệ giữa các cơ số khi biết đồ thị

Phương pháp:

- Bước 1: Quan sát các đồ thị, nhận xét về tính đơn điệu để nhận xét các cơ số.

+ Hàm số đồng biến thì cơ số lớn hơn 1.

+ Hàm số nghịch biến thì cơ số lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1.

- Bước 2: So sánh các cơ số dựa vào phần đồ thị của hàm số.

- Bước 3: Kết hợp các điều kiện ở trên ta được mối quan hệ cần tìm.

Đối với một số bài toán phức tạp hơn thì ta cần chú ý thêm đến một số yếu tố khác như điểm đi qua, tính đối xứng,…

IV. Tính đạo hàm các hàm số

Phương pháp:

- Bước 1: Áp dụng các công thức tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương để tính đạo hàm hàm số đã cho.

(u±v)=u±v;(uv)=uv+uv;(uv)=uvuvv2

- Bước 2: Tính đạo hàm các hàm số thành phần dựa vào công thức tính đạo hàm các hàm số cơ bản: hàm đa thức, phân thức, hàm mũ, logarit, lũy thừa,…

- Bước 3: Tính toán và kết luận.

V. Tính giới hạn các hàm số

Phương pháp:

Áp dụng các công thức tính giới hạn đặc biệt để tính toán:

 limx0ln(1+x)x=1 ; limx0loga(1+x)x=1lna

VI. Tìm GTLN, GTNN của hàm số mũ và hàm số logarit trên một đoạn

Phương pháp:

- Bước 1: Tính y, tìm các nghiệm x1,x2,...,xn[a;b] của phương trình y=0.

- Bước 2: Tính f(a),f(b),f(x1),...,f(xn).

- Bước 3: So sánh các giá trị vừa tính ở trên và kết luận GTLN, GTNN của hàm số.

+ GTNN m là số nhỏ nhất trong các giá trị tính được.

+ GTLN M là số lớn nhất trong các giá trị tính được.