Câu 4.2.
Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có thể dùng để điều chế HF ?
\(\eqalign{
& A.\,\,{H_2} + {F_2} \to 2HF \cr
& B.\,\,NaH{F_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow NaF + HF \cr
& C.\,\,Ca{F_2} + 2HCl\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow CaC{l_2} + 2HF \cr
& D.\,\,Ca{F_2} + {H_2}S{O_{4\,\,dac}}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow CaS{O_4} \downarrow + 2HF \uparrow \cr} \)
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là trong sản phẩm phản ứng phải có ít nhất một trong các điều kiện tạo thành: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng C cũng là phản ứng trao đổi ion và tạo ra HF, nhưng khi đun nóng cả HCl bay ra cùng với HF, nên không dùng để điều chế HF được.
=> Chọn D
Câu 4.3.
Phản ứng tạo thành PbSO4 nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?
A. Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓+ 2NaNO3
B. Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 ↓+ 2H2O
C. PbS + 4H2O2 → PbSO4 ↓+ 4H2O
D. (CH3COO)2Pb + H2SO4 → PbSO4 ↓+ 2CH3COOH
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là trong sản phẩm phản ứng phải có ít nhất một trong các điều kiện tạo thành: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
Lời giải chi tiết:
Tuy phản ứng trên tạo kết tủa nhưng đây là phản ứng oxi hóa khử, không phải phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
=> Chọn C