Câu 17.1.
Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách
A. đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
B. cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
C. cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
D. cho Si tác dụng với dung dịch NaCl.
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về Silic Tại đây.
Lời giải chi tiết:
Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
=> Chọn A.
Câu 17.2.
Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây ?
A. HCl, HF
B. NaOH, KOH
C. Na2CO3, KHCO3
D. BaCl2, AgNO3
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về Silic Tại đây.
Lời giải chi tiết:
Silic và nhôm đều phản ứng được với NaOH, KOH.
=> Chọn B.
Câu 17.3.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
B. SiO2 + 4HF→ SiF4+ 2H2O
C. Si + 2NaOH + H2O→ Na2SiO3 + 2H2
D. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3
Phương pháp giải:
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số chất.
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {{\bf{Si}}}\limits^0 {\rm{ }} + {\rm{ }}{\bf{2NaOH}}{\rm{ }} + {\rm{ }}\mathop {{{\bf{H}}_{\bf{2}}}}\limits^{ + 1} {\bf{O}} \to {\rm{ }}{\bf{N}}{{\bf{a}}_{\bf{2}}}\mathop {{\bf{Si}}}\limits^{ + 4} {{\bf{O}}_{\bf{3}}}{\rm{ }} + {\rm{ }}{\bf{2}}\mathop {{{\bf{H}}_{\bf{2}}}}\limits^0 \)
=> Chọn C.