Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Câu văn nào trong đoạn văn chưa đầy đủ và chính xác?
Câu văn chưa đầy đủ và chính xác là “Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét, mùa mưa nóng”.
Vì khí hậu ở Việt Nam không phải chỉ có 2 mùa như vậy mà bị phân hoá đa dạng:
- Miền Bắc: 2 mùa là mùa đông (khô, rét), mùa hạ (mưa nhiều, nóng)
- Miền Nam: 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, khí hậu nóng quanh năm.
Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhiệt độ nước ta?
- Nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao, từ 22 – 27oC (Đúng)
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Hà Nội đến Huế (Đúng, vì nhiệt độ của Hà Nội là Hà Nội 23oC nhỏ hơn 25oC của Huế.
- Biên độ nhiệt chênh lệch giữa các mùa và các vùng (Đúng)
- Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất (Sai, TPHCM có nhiệt độ trung bình năm (26oC) cao nhất trong 3 địa điểm).
Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện ở đặc điểm nào?
Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm cao, từ 22 – 27oC.
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là
Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta là?
Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, trên 80%.
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.
Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực
Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc => gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9:
B1. Nhận biết kí hiệu nền màu thể hiện các cấp độ lượng mưa.
B2. Xác định lượng mưa ở các địa điểm:
- Lạng Sơn: 1200 – 1600 mm/năm -> Loại
- Hà Nội: 1600 – 2000mm/năm -> Loại
- Thừa Thiên – Huế: trên 2800 mm/năm -> Đúng
- TP. Hồ Chí Minh: 1600 – 2000 mm/năm -> Loại.
=> Thừa Thiên – Huế có lượng mưa lớn nhất, trên 2800 mm/năm
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 9:
B1. Xem kí hiệu thể hiện gió mùa đông ở bảng chú giải (mũi tên màu xanh)
B2. Xác định vị trí gió mùa đông trên bản đồ khí hậu và hướng thổi của nó
(hướng gió chính là chiều của mũi tên)
=> Gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc
Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.
=> Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai
Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc => được tăng cường ẩm
=> thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.
Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là
- Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)
- Từ vĩ tuyến160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.
=> Như vậy, từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là gió Tín phong nửa cầu Bắc.
Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?
Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông => khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:
- Miền Bắc: mùa đông có gió mùa Đông Bắc đem lại khí hậu lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm, đón gió từ biển thổi vào gây mưa.
- Miền Nam: mùa hạ gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn, mùa khô kéo dài sâu sắc do nằm ở vị trí khuất gió.
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô:
+ Đầu mùa hạ khi Tây Nguyên Nam Bộ đón gió mùa Tây Nam (xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương) thì ven biển Trung Bộ chịu hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Mùa đông, khi ven biển Trung Bộ đón gió từ biển thổi vào đem lại lượng mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của
Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm + kết hợp dải hội tụ nhiệt đới => gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố
Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9)
=> Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là
- Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông => là thời kì mưa phùn, ẩm ướt
=> Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động
Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật.
=> Vì vậy khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
Sử dụng phương pháp loại trừ:
- A: khí hậu cận xích đạo là đặc điểm của miền khí hậu phía nam (bao gồm cả Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ) nên 2 vùng này giống nhau về kiểu khí hậu => Loại
- B: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ mùa đông đều ảnh hưởng của gió mậu dịch (tín phong Bắc bán cầu) => Loại
- C: cả hai vùng đều có sự phân mùa mưa – khô => Loại
- D: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc trưng khí hậu là mùa mưa lùi về thu – đông
(từ tháng 7 – 11, mưa tập trung vào tháng 9), Nam Bộ có mùa mưa sớm, kéo dài (t5 -10) -> Đúng