Nguyên tử của nguyên tố clo có 17 electron và 20 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố clo?
Kí hiệu hóa học của nguyên tố là \({}_Z^AX\) với A là số khối, Z là số hiệu nguyên tử.
Nguyên tử nguyên tố Clo có Z= 17 và A= N + Z= 17+20= 37.
Vậy kí hiệu nguyên tử clo là\(_{17}^{37}Cl\).
Trong tự nhiên hiđro có 2 đồng vị bền là 1H, 2H; clo có hai đồng vị bền là 35Cl, 37Cl. Số loại phân tử HCl khác nhau có thể tạo thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu?
Các loại phân tử HCl khác nhau có thể tạo thành từ các đồng vị trên là 1H35Cl; 1H37Cl; 2H35Cl; 2H37Cl
Vậy có 4 loại phân tử HCl khác nhau có thể được tạo thành.
Khối lượng Nguyên tử trung bình của Brom là 79,91. Brom có 2 đồng vị trong đó đồng vị 79Br chiểm 54,5%. Số khối của đồng vị thứ 2 sẽ là
Gọi A2 là số khối của nguyên tử dồng vị thứ 2.
Ta có:
\(\begin{gathered}
\frac{{79.54,5 + {A_2}(100 - 54,5)}}{{100}} = 79,91 \hfill \\
= > 4305,5 + 45,5{A_2} = 7991 \hfill \\
= > 45,5{A_2} = 7991 - 4305,5 \hfill \\
= > 45,5{A_2} = 3685,5 \hfill \\
= > {A_2} = 81 \hfill \\
\end{gathered} \)
Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là
M có 75e => M có 75p hay Z = 75
=> Số khối của M là: A = p + n = 75 + 110 = 185
=> Kí hiệu của nguyên tử M là: \({}_{75}^{185}M\)
Nguyên tử X không có nơtron trong hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử X là
Nguyên tử X không có nơtron trong hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử X là \({}_1^1H\)
Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị: 99,6% 40Ar, 0,063% 38Ar, 0,337% 36Ar. Tính thể tích của 10 gam Ar ở điều kiện tiêu chuẩn.
Số khối \({\bar A_{Ar}} = \frac{{99,6.40 + 0,063.38 + 0,337.36}}{{100}} = 39,985\)
$ = > {\rm{ }}{n_{Ar}} = \frac{{10}}{{39,985}} = 0,25\,\,mol\,\, = > \,\,V = 0,25.22,4 = 5,6\,L$
Đồng có 2 đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)và \({}_{29}^{65}Cu\). Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị là
Gọi phần trăm đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)là a% => phần trăm đồng vị \({}_{29}^{65}Cu\) là (100 – a)%
Ta có : \(\bar A = \frac{{63{\rm{a}} + 65.(100 - a)}}{{100}} = 63,54\,\,\, = > a = 73\)
Vậy phần trăm mỗi đồng vị là 73% \({}_{29}^{63}Cu\)và 27% \({}_{29}^{65}Cu\)
Khối lượng nguyên tử trung bình của bo (B) là 10,812. Số nguyên tử \({}_5^{11}B\) khi có 94 nguyên tử \({}_5^{10}B\) là
Ta có: \(\bar M = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \frac{{{x_1}.10 + (100 - {x_1}).11}}{{100}} = 10,812\,\, = > \,\,{x_1} = 18,8\% \)
=> phần trăm số lượng của \({}_5^{11}B\) là: 100% - 18,8% = 81,2%
=> tỉ lệ số nguyên tử \(\frac{{{}_5^{11}B}}{{{}_5^{10}B}} = \frac{{81,2}}{{18,8}}\)
=> số nguyên tử \({}_5^{11}B\) khi có 94 nguyên tử \({}_5^{10}B\) là: \(94.\frac{{81,2}}{{18,8}} = 406\) nguyên tử
Hai đồng vị có số khối trung bình 40,08 đvC. Hai đồng vị này có số nơtron hơn kém nhau là 2. Đồng vị có số khối nhỏ chiếm 96%. Số khối mỗi đồng vị là
Số khối trung bình 2 đồng vị:
A = 0,96.A1 + 0,04.A2 = 40,08 => (Z + N).0,96 + (Z + N + 2).0,04 = 40,08
=> Z + N = 40
Vậy số khối 2 đồng vị lần lượt là 40 và 42 đvC
Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị \({}_1^2H\)trong 1 ml nước (cho rằng trong nước chỉ có 2 đồng vị \({}_1^2H,\,\,{}_1^1H\)), cho M = 18, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml ?
Áp dụng công thức: m = D.V => \({m_{{H_2}O}} = 1{\rm{ }}gam => {n_{{H_2}O}} = \frac{1}{{18}}\,mol\)
=> số phân tử H2O $ = \frac{{6,{{02.10}^{23}}}}{{18}} = 3,{34.10^{22}}$
=> Tổng số nguyên tử H = 2 . số phân tử H2O
Đặt x và y lần lượt là số nguyên tử \({}_1^2H\)và \({}_1^1H\)
=> x + y = 6,68.1022
+) Nguyên tử khối trung bình của H là 1,008
Mà trong 6,68.1022 nguyên tử H gồm ${}_{1}^{2}H$và ${}_{1}^{1}H$
=> Khối lượng của 6,68.1022 nguyên tử H là: 2x + y = 1,008.6,68.1022
=> x = 5,344.1020 và y = 6,626.1022 nguyên tử
Nguyên tử khối của B là 10,81. B gồm 2 đồng vị 10B và 11B. Phần trăm đồng vị 11B trong H3BO3 (biết MH = 1 và MO = 16) là
\({\overline A _B} = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \frac{{{x_1}.10 + (100 - {x_1}).11}}{{100}} = 10,81\,\, = > \,\,{x_1} = 19\% \)
+) Lấy 1 mol H3BO3 (61,81 gam) trong đó có chứa 1 mol B => có 0,19 mol 10B và 0,81 mol 11B
=> khối lượng 11B = 0,81.11 = 8,91
\( = > \,\,\% {m_{{}^{11}B}} = \frac{{{m_{{}^{11}B}}}}{{{m_{{H_3}B{O_3}}}}}.100\% = \frac{{8,91}}{{61,81}}.100\% = 14,42\% \)
Một hỗn hợp gồm hai đồng vị có số khối trung bình 31,1 và có tỉ lệ phần trăm các đồng vị là 90% và 10%. Tổng số hạt trong hai đồng vị là 93 và tổng số hạt không mang điện bằng 0,55 lần tổng số hạt mang điện. Số nơtron của đồng vị có số khối lớn hơn là
Đặt đồng vị thứ nhất là ${}_{Z}^{{{A}_{1}}}X$ có số nơtron là N1, đồng vị thứ 2 là ${}_{Z}^{{{A}_{2}}}X$ có số nơtron là N2 (vì 2 đồng vị thuộc cùng 1 nguyên tố nên Z và E như nhau)
+) Số khối trung bình: $\bar{A}=\frac{90.{{A}_{1}}+10.{{A}_{2}}}{100}=0,9.{{\text{A}}_{1}}+0,1.{{A}_{2}}=31,1$
Vì A = Z + N => 0,9.(Z + N1) + 0,1.(Z + N2) = 31,1
=> 100Z + 90N1 + 10N2 = 3110 (1)
+) Tổng số các hạt trong 2 đồng vị là 93:
=> E + Z + N1 + E + Z + N2 = 93
=> (2Z + N1) + (2Z + N2) = 93 => 4Z + N1 + N2 = 93 (2)
+) Tổng số hạt không mang điện bằng 0,55 lần tổng số hạt mang điện
=> N1 + N2 = 0,55.(Z + E + Z + E)
=> N1 + N2 = 0,55.4Z = 2,2Z (3)
Từ (1), (2) và (3) => Z = 15; N1 = 16; N2 = 17
Nguyên tố X có 3 đồng vị là X1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,1%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X2 nhiều hơn X1 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855. Số khối của X3 là
A = 92,23%.X1 + 4,67%.X2 + 3,1%.X3 = 28,0855
Tổng số khối = X1 + X2 + X3 = 87
X1 + 1 = X2
=> X1 = 28; X2 = 29; X3 = 30
Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Đồng vị còn lại của Cu là
+) Ta có: ${\overline A _{Cl}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{35,75{\rm{ }} + {\rm{ }}37,25}}{{100}} = 35,5$
+) Gọi a là số khối trung bình của Cu
$ = > {\rm{ }}\% {m_{Cu}}{\rm{ = }}\frac{{a{\rm{ }}}}{{{\rm{ }}a{\rm{ }} + {\rm{ }}35,5.2{\rm{ }}}}.100\% = 47,228\% \,\,\, = > a = 63,54\% $
+) Đồng vị 63Cu chiếm 73% => đồng vị còn lại có số khối là x chiếm 27%
$ = > \frac{{63.73{\rm{ }} + {\rm{ }}x.27{\rm{ }}}}{{100}} = 63,54{\rm{ }}\,\, = > x = 65$
Vậy đồng vị còn lại là 65Cu
Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:
Z = số p = số e = 19; A = Z + N = 19 + 20 = 39
Kí hiệu hóa học của nguyên tử đó là: \({}_{19}^{39}K\)
Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là \({}_{35}^{79}{\text{Br}}\) và \({}_{35}^{81}{\text{Br}}\), nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị \({}_{35}^{79}{\text{Br}}\) là
Gọi phần trăm số nguyên tử của là x % và là y%
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{gathered}
x + y = 100 \hfill \\
\dfrac{{79x + 81y}}{{100}} = 79,986 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 50,7\% \hfill \\
y = 49,3\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân( số proton, số nơtron)
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi:
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi số nơtron.
Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 loại đồng vị là \({}_{29}^{65}Cu\) và \({}_{29}^{63}Cu\). Thành phần phần trăm về nguyên tử của \({}_{29}^{63}Cu\) là:
Gọi phần trăm số nguyên tử của 65Cu và 63Cu lần lượt là x và y (%)
Theo đề bài ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 100\\
\dfrac{{65x + 63y}}{{100}} = 63,546
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 27,3\\
y = 72,7
\end{array} \right.\)
Cabon trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị 12C và 13C, trong đó đồng vị 12C chiếm 98,89%. Biết rằng đồng vị cacbon 13C có nguyên tử khối bằng 12,991. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là
\({\overline M _C} = \dfrac{{12.98,89 + 12,991.(100 - 98,89)}}{{100}} = 12,011\)