Bài tập phân tích số liệu địa lí
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động so với người ở tuổi lao động tạo nên mối quan hệ trong dân số học gọi là tỉ số phụ thuộc. Khi tổng tỉ số phụ thuộc ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”, hay nói cách khác cơ hội dân số ‘vàng’ xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.
Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng và dự báo thời gian của giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 30 năm (từ năm 2010 – 2040). Sự xuất hiện yếu tố “cơ cấu dân số vàng” được xem là một cơ hội tốt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế một khi phát huy được những ưu thế của nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ hội ‘vàng’của dân số, nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho rằng có 4 nhóm chính sách quan trọng, mang tính chiến lược để hiện thực hóa có hiệu quả tác động của dân số đến tăng trưởng, đó là:
- Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo.
- Nhóm chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực.
- Nhóm chính sách dân số, gia đình và y tế.
- Nhóm chính sách an sinh xã hội.
(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 2010, Báo cáo: Tận dụng cơ hội dân số ‘vàng’ ở Việt Nam. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách)
Trong nhóm chính sách về lao động, việc làm và nguồn nhân lực, đâu không phải là biện pháp thích hợp nhằm phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng ở nước ta hiện nay?
Để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng ở nước ta, biện pháp thích hợp là:
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn nhằm tạo nhiều việc làm cho lao động, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. => loại A
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mở rộng sản xuất để tạo nhiều việc làm, đặc biệt việc làm có giá trị, yêu cầu trình độ cao… => loại C
- Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động (thông qua giáo dục phổ thông, đại học, các lớp học kỹ năng, dạy nghề….) => loại D
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng là một trong những biện pháp hữu ích nhằm giải quyết việc làm cho lao động nước ta, đặc biệt là lao động phổ thông.
Cần phân biệt “xuất khẩu lao động” khác với hiện tượng “chảy máu chất xám”; chảy máu chất xám là hiện tượng nhiều nhân tài lựa chọn môi trường nước ngoài để làm việc thay vì cống hiến cho nước nhà, bởi môi trường làm việc trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của họ.
=> Do vậy nếu nói “hạn chế xuất khẩu lao động ra nước ngoài để tránh tình trạng chảy máu chất xám” là sai, đây không phải là biện pháp đúng để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau:
- Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2006 – 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
- Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm. Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
- Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành.
- Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2006 – 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
(Nguồn:“ Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương)
Ngành kinh tế nào sau đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước?
Ngành công nghiệp là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau:
- Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2006 – 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
- Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm. Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
- Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành.
- Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2006 – 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
(Nguồn:“ Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương)
Vai trò về mặt xã hội của ngành công nghiệp nước ta là
- Vai trò cung cấp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đóng góp vào ngân sách Nhà nước đều là những vai trò to lớn về mặt kinh tế. => loại A, B, C
- Về phương diện xã hội, công nghiệp có vai trò tạo ra nhiều việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau:
- Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2006 – 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
- Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm. Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp tăng 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
- Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành.
- Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2006 – 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
(Nguồn:“ Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương)
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng chủ yếu nhằm:
Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là thích nghi với cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Bởi mục đích sản xuất của công nghiệp là tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường, thu lợi nhuận. Nhu cầu thị trường luôn thay đổi và biến động, cần có cơ chế thay đổi cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thị trường, phù hợp với xu thế phát triển trong và ngoài nước.
- Thứ 2, việc đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo vừa phát huy được các thế mạnh trong nước (lao động, thị trường, nguyên nhiên liệu..), vừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%, cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 10 – 12%, cao gấp 1,2 – 1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng; Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40%. Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 60%, Hàn Quốc là 82%...
Như vây, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác…
(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Dự thảo tóm tắt “Báo cáo đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”)
Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt
Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt 38,5%
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%, cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 10 – 12%, cao gấp 1,2 – 1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng; Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40%. Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 60%, Hàn Quốc là 82%...
Như vây, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác…
(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Dự thảo tóm tắt “Báo cáo đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”)
Phát biểu đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là?
Đặc điểm đô thị hóa nước ta là:
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp => A sai
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng (tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn, các khu vực khác còn thấp) => B đúng
- Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân => C sai
- Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển => D sai
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%, cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 10 – 12%, cao gấp 1,2 – 1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng; Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40%. Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 60%, Hàn Quốc là 82%...
Như vây, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác…
(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Dự thảo tóm tắt “Báo cáo đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”)
Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp là do:
Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp là do: công nghiệp hóa diễn ra chậm, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
Bởi đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa và trình độ phát triển của nền kinh tế. Ở nước ta quá trình công nghiệp hóa diễn ra còn chậm và nền kinh tế phát triển chưa cao => do vậy chưa thu hút được nhiều dân cư đô thị - đặc biệt là dân cư có trình độ cao, các hoạt động đầu tư còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị chưa hoàn thiện…
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: Tổng cụ thống kê và Hải quan)
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nước ta không bao gồm
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta gồm: gạo, hạt điều, thủy sản và rau quả. => Loại A, B, C
Thịt lợn không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: Tổng cụ thống kê và Hải quan)
Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay không bao gồm?
Những vấn đề đặt ra (thách thức) đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay gồm: hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên. => loại A, B, C
Nước ta có tài nguyên thiên nhiên giàu có, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (khí hậu, đất, nguồn nước, biển…) => do vậy tài nguyên thiên nhiên hạn chế không phải là khó khăn đang đặt ra với nông nghiệp nước ta.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: Tổng cụ thống kê và Hải quan)
Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là
Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là tạo ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Bởi việc đẩy mạnh sản xuất ra nhiều hàng nông sản có giá trị xuất khẩu, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bán ra thị trường…đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng giá trị và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. Tỉ số giới khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái).
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính sách dân số mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con cùng với sự phát triển của công nghệ siêu âm xác định giới tính khiến tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều cặp vợ chồng đã chủ động lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh của con người là 105 nam/100 nữ, nếu số bé trai quá ngưỡng 105, sẽ có các hệ lụy xã hội về lâu dài. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Mất cân bằng giới tính còn gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới; gia tăng những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ; mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội.
(Nguồn: Tổng cục thống kê: “Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019” và http://daidoanket.vn/)
Để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta, biện pháp nào sau đây không thích hợp?
Để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta, biện pháp thích hợp nhất là:
- Giám sát và xử lí nghiêm các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính trước sinh. => A đúng
- Vận động, tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức của người dân về bất bình đẳng giới. => B đúng
- Có chính sách ưu tiên dành cho nữ giới, nêu cao vai trò và những thành đạt của nữ giới trong xã hội. => C đúng
Đối với nước ta, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn nên duy trì chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình “mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con “ để đảm bảo cho việc nuôi dạy con cái được tốt nhất, đồng thời ổn định quy mô dân số. Do vậy biện pháp bãi bỏ chính sách kế hoạch hóa gia đình là không đúng. => D sai
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. Tỉ số giới khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái).
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính sách dân số mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con cùng với sự phát triển của công nghệ siêu âm xác định giới tính khiến tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều cặp vợ chồng đã chủ động lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh của con người là 105 nam/100 nữ, nếu số bé trai quá ngưỡng 105, sẽ có các hệ lụy xã hội về lâu dài. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Mất cân bằng giới tính còn gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới; gia tăng những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ; mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội.
(Nguồn: Tổng cục thống kê: “Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019” và http://daidoanket.vn/)
Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?
Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc).
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. Tỉ số giới khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái).
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính sách dân số mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con cùng với sự phát triển của công nghệ siêu âm xác định giới tính khiến tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều cặp vợ chồng đã chủ động lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh của con người là 105 nam/100 nữ, nếu số bé trai quá ngưỡng 105, sẽ có các hệ lụy xã hội về lâu dài. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Mất cân bằng giới tính còn gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới; gia tăng những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ; mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội.
(Nguồn: Tổng cục thống kê: “Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019” và http://daidoanket.vn/)
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta còn cao là do
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta còn cao là do tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”, do đó hiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường, ưu tiên sinh nam giới.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/ và SGK Địa lí 12 trang 168)
Cảng biển nào sau đây không phải là cảng biển quốc tế của nước ta?
Các cảng biển quốc tế của nước ta gồm: Hải Phòng, Vũng Tàu, Vân Phong => loại A, B, C
Đồng Hới không phải là cảng biển quốc tế của nước ta.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/ và SGK Địa lí 12 trang 168)
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển là?
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển là:
- Đường bờ biển kéo dài 3200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng biển.
- Vị trí nằm trên đường ngã tư đường hàng hải quốc tế quan trọng tạo điều kiện hoạt động vận tải biển diễn ra sôi động, thuận lợi hơn.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/ và SGK Địa lí 12 trang 168)
Vị thế của giao thông đường biển sẽ ngày càng được nâng cao nhờ
Vận tải biển là ngành đảm nhận vai trò lớn trong buôn bán, giao lưu quốc tế, do vậy trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước khác được đẩy mạnh => vị thế của vận tải biển ngày càng được nâng cao.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, Bru–nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
Thuộc vùng biển nước ta còn có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Hiện nay, vấn đề biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, hơn nữa đây là vùng biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.
(Nguồn: Trang 15, 38 và 193 – 194, Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)
Tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, Bru–nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
Thuộc vùng biển nước ta còn có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Hiện nay, vấn đề biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, hơn nữa đây là vùng biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.
(Nguồn: Trang 15, 38 và 193 – 194, Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta (sgk Địa lí 12 trang 192). Mỗi hòn đảo, quần đảo dù nhỏ nhưng đều liên quan chặt chẽ chủ quyền với vùng biển quanh đảo đó, giữ được đảo mới có thể giữ được chủ quyền vùng biển, nhất là khu vực đảo xa bờ - nơi thường có các tranh chấp về chủ quyền.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, Bru–nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
Thuộc vùng biển nước ta còn có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Hiện nay, vấn đề biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, hơn nữa đây là vùng biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.
(Nguồn: Trang 15, 38 và 193 – 194, Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)
Phương hướng đúng đắn nhất để duy trì sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là
Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan là một biện pháp hòa bình hữu nghị, vừa là cơ hội để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác cùng phát triển, đồng thời giảm bớt những căng thẳng, mâu thuẫn trên bàn đàm phán.
=> Đây là phương hướng đúng đắn và hợp lí nhất nhằm tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. trong xu thế phát triển hiện nay.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm.
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng. Nhờ những chính sách Đổi mới của Nhà nước, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ quyền lợi và giữ vững chủ quyền biển, hải đảo.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm, do vậy việc phát triển đánh bắt xa bờ đang được khuyến khích và đẩy mạnh.
(Nguồn: SGK Địa lí 12- trang 100, 101)
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là
- Bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản => loại B
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch => chỉ cung cấp 1 phần nhỏ thủy sản cho đánh bắt (so với nguồn lợi hải sản vùng biển là rất ít) => loại C
- Nhu cầu thị trường là điều kiện kinh tế - xã hội => loại D
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú (hàng nghìn loài cá, hàng trăm loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao), vùng biển rộng lớn với 4 ngư trường trọng điểm tập trung các bãi tôm bãi cá lớn