Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018. Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2,9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4,1% trong quý đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng 8,4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau quả, cây công nghiệp lâu năm…
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức đáng kể về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trưởng nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: Tổng cụ thống kê và Hải quan)
Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là
Trả lời bởi giáo viên
Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là tạo ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Bởi việc đẩy mạnh sản xuất ra nhiều hàng nông sản có giá trị xuất khẩu, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bán ra thị trường…đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng giá trị và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hướng dẫn giải:
Chú ý từ khóa “mục đích chủ yếu”