Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 45. BÀI THỰC HÀNH 7: PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số TM sau:
- Pha chế dd ( đường, natriclorua) có nồng độ xác định
- Pha loãng hai dd trên để thu được dd có nồng độ xác định
2. Kĩ năng:
- Tính toán được lượng hóa chất cần dùng
- Cân, đo được dung môi, dd, chất tan để pha chế được một khối lượng hay thể tích cần thiết
- Viết tường trình TN
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc và cẩn thận trong khi làm việc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Hóa chất: đường cát trắng, muối ăn, nước.
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, muỗng, đũa thủy tinh, cân.
2. Chuẩn bị của HS:Tìm hiểu nội dung bài thực hành, chuẩn bị mẫu bài thu hoạch trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, TNTH, quan sát giải thích,......
IV. TIẾN TRÌNH BÀIDẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: Giới thiệu bài:Trong thực tế, chúng ta rất thường xuyên pha chế các dung dịch, cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước chugns ta đã được tìm hiểu. Hôm nay, chúng ta cùng nhau thực hành nhằm giúp các em nắm vững hơn nữa các thao tác trong quá trình pha chế dung dịch.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. |
|
- GV: Yêu cầu HS đưa mẫu bài thu hoạch đã chuẩn bị sẵn lên bàn để GV kiểm tra. - GV: Ghi lại danh sách các nhóm, cá nhân không chuẩn bị cho bài thu hoạch. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung các bước trước khi pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước. |
- HS: Đưa mẫu bài thu hoạch lên bàn cho GV kiểm tra. - HS: Nhắc lại các bước tính toán trước khi pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành. |
|
- GV: Hướng dẫn các bước thực hành từng bài theo yêu cầu của bài thực hành: + Hướng dẫn các bước tính toán các đại lượng. + Hướng dẫn cân, đong lấy hóa chất để pha dung dịch. + Hướng dẫn các thao tác pha chế dung dịch - GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình thực hành để kết quả bài thực hành đạt hiệu quả cao hơn. |
- HS: Theo dõi và tiến hành các bước theo hướng dẫn của GV. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ các lưu ý giúp quá trình thực hành đạt kết quả tốt nhất. |
Hoạt động 3. Thực hành |
|
- GV: Hướng dẫn HS chia nhóm thực hành. - GV: Yêu cầu các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chấtvề tiến hành thực hành. - GV: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm tiến hành thực hành. Nhắc nhở, uốn nắn các nhóm, các cá nhân chưa tích cực trong quá trình thực hành. |
- HS: Chia nhóm theo yêu cầu của GV. Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm trong quá trình thực hành. - HS: Các nhóm tiến hành thực hành theo nhóm đã phân công, thư kí ghi lại các kết quả trong quá trình thực hành. - HS: Thực hành và sửa sai theo yêu cầu của GV và ghi nhớ một số chú ý của GV. |
Hoạt động 4. Công việc cuối buổi. |
|
- GV: Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất, làm vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc của nhóm mình. - GV: Yêu cầu các nhóm đưa kết quả thực hành lên để GV chấm điểm. - GV: Đánh giá kết quả bài thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực thực hành và nhắc nhở những HS chưa tích cực thực hành. |
- HS: Tiến hành dọn dẹp, thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh nơi làm việc. - HS: Đưa kết quả lên cho GV chấm. - HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm. |
3. Củng cố, luyện tập
- GV nhận xét tiết TH của HS
- Khen nhóm làm tốt TN, phê bình nhóm chưa làm tốt
- Yêu cầu: vệ sinh dụng cụ, đặt dụng cụ hóa chất đúng nơi quy định, vệ sinh lớp
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà về nhà
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch.
- Yêu cầu HS ôn bài thật kĩ chuẩn bị ôn tập cuối năm.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân