Giáo án Hóa học 8 bài 40: Dung dịch mới nhất

Bài 40. DUNG DỊCH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch báo hòa, chưa bão hòa.

- Biện pháp làm hòa tan chất rắn trong nước diễn ra nhanh hơn.

2. Kĩ năng:

- Hòa tan nhanh được 1 số chất rắn cụ thể ( đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hòa với dung dịch chưa bão hòa trong 1 số hiện tượng của đời sống hằng ngày

3. Thái độ:

- Làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

- Hóa chất: đường, nước, muối ăn, xăng, dầu ăn.

- Dung cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.

2. Chuẩn bị của HS:Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giải thích, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở,.....

IV. TIẾN TRÌNH BÀIDẠY

1. Ổn định lớp

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới:

Giới thiệu bài:Giới thiệu dung dịch nước muối. Vậy, dung dịch là gì? Chất tan là gì? Dung môi là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay: “ Dung dịch”.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìmhiểu về dung dịch, dung môi, chất tan.

-GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm hòa tan đường vào nước. Nêu hiện tượng sảy ra.

- GV giới thiệu: Khi đường tan vào nước tạo dung dịch nước đường; nước là dung môi; đường là chất tan.

- GV: Yêu cầu HS tiếp tục thực hiện thí nghiệm 2.

- GV: Từ kết quả, yêu cầu HS làm bài tập lựa chọn đáp án đúng.

- GV hỏi: Nước có là dung môi của tất cả các chất không?

- GV kết luận: Nước là dung môi của rất nhiều chất nhưng không phải là dung môi của tất cả.

- GV hỏi: Vậy, dung dịch là gì? Dung môi là gì? Chất tan là gì?

- GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về dung dịch.

-HS: Theo dõi yêu cầu và tiến hành thí nghiệm theo nhóm và nêu hiện tượng: Đường tan hết vào nước.

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

-HS: Tiến hành thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng:

+ Dầu ăn tan trong xăng.

+ Dầu ăn không tan trong nước.

- HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV.

-HS: Trả lời dựa vào thí nghiệm.

-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

- HS: Trả lời và ghi vở.

-HS: Lấy ví dụ về dung dịch

I. Dung môi, chất tan, dung dịch:

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác tạo thành dung dịch.

- Chất tan là chất bị dung môi hòa tan.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan và dung môi.

Hoạt động 2. Tìm hiểu dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa.

- GV: Tiếp tục yêu cầu HS làm thí nghiệm hòa tan đường vào nước:

+ Bước 1: Cho tiếp 1 muỗng đường vào sản phẩm thí nghiệm 1 và khuấy.

+ Bước 2: Cho liên tục đường vào sản phẩm bước 1 và khuấy.

- GV: Sản phẩm ở bước 1 được gọi là dung dịch chưa bão hòa; bước 2 gọi là dung dịch bão hòa.

- GV: Yêu cầu HS làm bài tập hình thành khái niệm.

- HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm:

+ Đường tan hết.

+ Đường không tan hết.

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.ư

- HS: Làm bài tập và hình thành khái niệm về dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa.

II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa:

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có khả namgw hòa tan thêm chất tan.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp hòa tan chất rắn trong nướcnhanh hơn.

- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế, tìm hiểu thông tin SGK và nêu các phương pháp hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn. Giải thích?

- GV: Điều chỉnh, so sánh đáp án chuẩn. Giải thích thêm về các phương pháp.

- HS: Thảo luận nhóm 3 phút và các nhóm đưa ra các đáp án của nhóm mình.

- HS: So sánh đáp án của nhóm với đáp án chuẩn của GV và ghi vở.

III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước sảy ra nhanh hơn?

-Khuấy dung dịch.

-Đun nóng dung dịch.

-Nghiền nhỏ chất rắn.

3. Củng cố, luyện tập, luyện tập

- GV Yêu cầu HS củng cố bằng cách tổ chức trò chơi ô chữ.

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà về nhà:

- GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 3, 4 SGK/138.

- Chuẩn bị bài tiếp theo: “ Độ tan của một chất trong nước”.

5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân