Tuần: Tiết |
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP |
Ngàysoạn: Ngày dạy |
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong PTN hóa học; cách sử dung một số dụng cụ hóa chất trong PTN.
- Mục dích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số TN cụ thể:
+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của prafin và lưu huỳnh
+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát
2.Kĩ năng: - Sử dụng một số dụng cụ hóa chất để thực hiện một số TN đơn giản nêu ở trên.
- Viết tường trình TN
3.Thái độ: Có thái độ yêu thích bộ môn hoá học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
Hoá chất: bột lưu huỳnh, parafin, cát lẫn muối ăn.
Dụng cụ: nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm , phểu, đũa thuỷ tinh, đèn cồn , kẹp gổ, giấy lọc
2. Chuẩn bị của HS: Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- Chất tinh khiết
- Làm bài tập SGK
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Chất có nhiều tính chất: dẫn điện, nóng chảy, hòa tan. Vậy, những chất khác nhau thì thì tính chất có giống nhau không?
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- GV: Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng dụng cụ đo. - GV:Giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - GV hỏi:Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất? |
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ. - HS trả lời: + Không được dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. + Không được đổ hoá chất này vào hoá chất khác mà không có sự chỉ dẩn của giáo viên. + Không đổ hoá chất thừa trở lại vào lọ, bình chứa ban đầu. + Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là chất gì. + Không được nếm hoặc trực tiếp nếm thử hoá chất. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ thật kĩ trước khi tiến hành thí nghiệm. |
1. Một số quy tắc an toàn 2. Cách sử dụng hóa chất 3. Dụng cụ thí nghiệm |
Hoạt động 2: Thực hành
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- GV: Thông báo quy trình làm việc của một buổi thực hành. - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của lưu huỳnh và parafin. - GV hỏi: Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? - GV: Qua các thí nghiệm em hãy rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất? - GV: Hướng thí nghiệm 2: Tách chất từ hỗn hợp. - GV: Hướng dẫn cách đun nóng ống nghiệm khi tiến hành thí nghiệm. - GV: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hổn hợp ban đầu? - GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành. Phát dụng cụ, hóa chất cho các nhóm. - GV: Theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, điều chỉnh, uốn nắn thao tác của HS. - GV: Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu. - GV: Yêu cầu HS rửa thu dọn, trả dụng cụ và làm vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc của nhóm mình. |
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - HS: Theo dõi, ghi nhớ thao tác thí nghiệm của GV chuẩn bị thực hành. - HS: Ghi lại các câu hỏi của GV và trả lời trong quá trình làm thí nghiệm. - HS: Theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ thao tác. - HS: Theo dõi, ghi nhớ. - HS: Ghi lại câu hỏi và trả lời khi làm TN. - HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV. Bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cho các thành viên. Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, hóa chất. - HS: Tiến hành thực hành thêo hướng dẫn của GV, theo dõi thí nghiệm, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi của GV. - HS: Làm tường trính theo mẩu GV hướng dẫn. - HS: Rửa và thu dọn dụng cụ, trả dụng cụ, hóa chất, vệ sinh nơi làm việc |
- Lưu huỳnh nóng chảy 1130C |
3. Củng cố, luyện tập
GV: - Nhận xét tinh thần làm bài thực hành của các nhóm học sinh trong lớp, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt các thí nghiệm.
- Thông báo kết quả thí nghiệm của các nhóm.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà về nhà
- Xem trước bài “nguyên tử”.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân