Tuần Tiết |
Bài 1 BÀI MỞ ĐẦU |
Ngày soạn: |
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta
- Cần phải làm gì để học tốt môn hóa học?
+ Khi học tập môn hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ .
+ Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học
2. Kỹ năng :Biết làm thí nghiệm , biết quan sát , biết tư duy , suy luận sáng tạo
3.Thái độ :Bước đầu hình thành sự yêu thích môn học mới này.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Chuẩn bị của GV:Hóa chất:Dung dịch NaOH , CuSO4 , HCl, và vài cây đinh sắt.
Dụng cụ:Khay nhựa,giá ống nghiệm, ống nghiệm …
2. Chuẩn bị của HS: Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, quan sát giải thích......
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Giới thiệu chương trình hóa học lớp 8
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
Hoá học có vai trò rất quan trọngtrong cuộc sống và trong sản xuất ?Vậy hoá học là gì ?Làm thế nào để các em học tốt môn hoá học? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
b.Các hoạt động
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1. Tìm hiểu hoá học là gì? |
||
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1. - Yêu cầu HS nhận xétvề sự biến đổi các chất trong ống nghiệm ? GV: Nhận xét , bổ sung câu trả lời . GV: hướng dẫn TN 2 . - Yêu cầu HS nêu hiện tượng sảy ra trong ống nghiệm. Giải thích? - GV nhận xét câu trả lời . - GV hỏi: Hoá học là gì? -GV: Kết luận. |
HS. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. HS:Dung dịch Natrihiđrôxít không màu , dung dịch đồng sun fát màu xanh , khi cho 2 chất vào ống nghiệm biến đổi thành chất không tan trong nước ( kết tủa ). Đồng (II) hyđroxit Cu(OH)2¯ màu xanh. - HS: Lắng nghe, ghi nhớ. HS. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. HS: Trong ống nghiệm cóbọt khí, do có sự biến đổi củasắt và axit Clohyđrit. - HS: lắng nghe, ghi nhớ. - HS : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng . - HS: Lắng nghe và ghivào vở. |
I- HOÁ HỌC LÀ GÌ ? 1- Thí nghiệm : - Cho dung dịch natri đroxit vào dung dịch đồng (II) hiđroxit - Cho sắt kim loại vào dung dịch axit clohiđric. 2 - Quan sát : 3 - nhận xét : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng . |
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hoá học trong cuộc sống |
||
-GV: Cho HS thảo luận nhóm: đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK ( Yêu cầu HS không trả lời theo nội dung trong sách ). - GV: Nhận xét câu trả lời . - GV: Cho HS đọc phần trả lời trong SGK . - GV: Cho Hs quan sát 1 số tranh ảnh , tư liệu hoặc kể cho HS nghe những ứng dụng của hoá học để từ đó rút ra kết luận . - GV hỏi: Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống ? |
HS: Thảo luận nhómtìm câu trả lời - HS: trả lời trong thựctế cuộc sống mà các em biết . - HS: Nghe và ghi nhớ. - HS: Tự đọc lại phần trả lời trong SGK để nhận xét phần trả lời của mình. - HS: Dựa vào những ví dụ nói về ứng dụng của hoá học trong các lĩnh vực cuộc sống hàng ngày : Vật dụng gia đình , trong đồ dùng học tập , trong y học , trong nông nghiệp , công nghiệp , …HS có thể rút ra vai trò của hoá học . |
II-HOÁ HỌC CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG? Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta: làm vật dụng, trong y học, sản xuất… |
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tốt môn hoá học |
||
GV: HướngHS vào các hoạt động cần làm khi hoạt động môn hoá học. -GV hỏi: Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt? |
- HS: Các hoạt động cần làm khi học tập là : Thu thập thông tin , xử lí thông tin , vận dụng và ghi nhớ . - HS: Để học tốt môn hoá học cần phải : + Biết làm thí nghiệm , biết quan sát hiện tượng. + Hứng thú say mê môn học , rèn luyện óc tư duy , suy luận sáng tạo + Nhớ bài một cách chọn lọc , thông minh . + Đọc thêm sách. |
III - CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HOÁ HỌC ? + Tự thu thập tìm kiếm thông tin + Xử lí thông tin + Vận dụng + Ghi nhớ - Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khã năng vận dụng kiến thức đã học |
3. Củng cố, luyện tập
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài học.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài mới: chất.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân