Ngày soạn:
Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nắm đượcthành phần của không khí.
Biết cách bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
Nhận biết và tách các thành phần của không khí.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
·Chuẩn bị thí nghiệm xác định thành phần không khí
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, quan sát tranh ảnh, tư duy logic…
IV. TIẾN TRÌNH BÀIDẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu1(5 đ): Hãy so sánh phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ? Cho ví dụ?
Câu 2(5 đ): Tính số mol và khối lượng của KClO3 cần để điều chế 48 gam oxi?
Đáp án: Câu 2:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Không khí là một bộ phận không thể thiếu đối với cuộc sống? Bằng cách nào để xác định thành phần của không khí?
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm xác định thành phần của không khí. |
||
-GV: Giới thiệu thí nghiệm xác định thành phần của không khí. -GV hỏi: 1. Đã có những biến đổi nào xảy ra trong thí nghiệm trên? 2. Trong khi cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào? 3. Tại sao nước lại dâng lên trong ống? 4. Nước dâng lên đến vạch thứ 2 chúng tỏ điều gì? 5.Khí còn lại là khí gì? -GV: Hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí? |
-HS: Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm. -HS: Suy nghĩ và trả lời: 1. Photpho đỏ tác dụng với oxi trong không khí. 4P + 5O2 ->2P2O5 2. Mực nước trong cốc thuỷ tinh dâng lên đến vạch số 2 3. Vì áp suất trong ống giảm xuống, mực nước dâng lên. 4.Oxi đã phản ứng 1/5 thể tích của không khí trong ống. 5. Đó là khí nitơ. Tỉ lệ khí còn lại 4 phần. -HS: Dựa vào kết quả thí nghiệm và trả lời. |
I. Thành phần của không khí 1. Thí nghiệm : - Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích (chính xác hơn là khí oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí) phần còn lại hầu hết là khí nitơ. |
Hoạt động 2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác? |
||
-GV: Cho các nhóm thảo luận trong 5’ và trả lời câu hỏi sau 1. Theo em trong không khí còn có còn có những chất gì? Cho ví dụ chứng minh ? 2. Vậy ngoài oxi,nitơ không khí còn chứa những chất gì khác? |
-HS: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 1. Khí CO2 và hơi nước 2. Trong không khí ngoài O2 và N2 còn có hơi nước và khí CO2, ngoài ra còn một số khí khácnhư Neon…tỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí |
II. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác - Trong không khí ngoài O2 và N2 còn có hơi nước và khí CO2, ngoài ra còn một số khí khácnhư Neon…tỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí |
Hoạt động 3.Bảo vệ không khí trong lành chống ô nhiễm. |
||
-GV hỏi: 1.Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? 2. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm? |
-HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi của GV. 1. Aûnh hưởng sức khoẻ, nước bẩn…………. 2. Sử lí nươc thải các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông - Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh |
III . Bảo vệ không khí trong lành, chống ô nhiễm(SGK) |
3. Củng cố, luyện tập :
- HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 SGK/99.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài học.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân.
Ngày soạn:
Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt và không phát sáng
- Các đk phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xày ra 1 cách hiệu quả
2. Kĩ năng:
- Sử dụng và nhận biết sự cháy trong thực tế.
- Phân biệt sự oxi hoá chậm và sự cháy trong 1 số hiện tượng của đời sống và SX.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng nhiên liệu hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Nội dung bài học và các tài liệu liên quan đến bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, quan sát tranh ảnh, tư duy logic
IV. TIẾN TRÌNH BÀIDẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Hãy nêu thành phần của không khí.
HS2: Làm sao để bảo vệ không khí tránh bị ô nhiễm?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hàng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những đám cháy. Vậy, sự cháy là gì? Sự oxi hoá là gì? Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy ra sao?
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1:Sự cháy và sự oxi hoá chậm. |
||
-GV: Giới thiệu một số phản ứng là sự cháy. -GV: Hãy lấy1 ví dụ về sự cháy, 1 ví dụ về sự oxi hoá chậm. -GV hỏi: 1. Sự cháy là gì? 2. Sự oxi hoá chậm là gì? -GV: Giới thiệu về sự tự bốc cháy và cách phòng tránh hiện tượng tự bốc cháy. |
-HS: Chú ý lắng nghe. -HS: Lấy ví dụ: + Gaz cháy. + sắt trong không khí sẽ bị gỉ. -HS: 1. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. 2. Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng khôngphát sáng -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. |
IV . Sự cháy và sự oxi hoá chậm - Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng VD: gaz cháy - Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng khôngphát sáng VD: sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ |
Hoạt động 2. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy. |
||
-GV: Ta để cồn, gỗ, than trongkhông khí chúng không tự bốc cháy được. Vậy muốn cháy được phải có điều kiện gì? -GV hỏi: Đối với bếp than nếu đóng cửa lò thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? -GV: Vậy điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì? -GV hỏi: Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào? -GV hỏi: Trong thực tế để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào? |
-HS:Muốn gỗ, than, cháy được phải đốt các vật đó. -HS: Nếu đóng cửa lò than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi. -HS: Trả lời: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. Phải có đủ oxi cho sự cháy -HS trả lời: Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; Cách li chất cháy với oxi. -HS:Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta thường phun nước, phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn vât cháy với không khí, hoặc trùm vải hoặc phủ cát lên ngọm lửa đối với những đám cháy nhỏ. |
V. Điều kiện phát sinh sự cháy và các biện pháp để đập tắt sự cháy 1. Các điều kiện phát sinh sự cháy - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. - Phải có đủ oxi cho sự cháy 2. Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp sau: - Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy - Cách li chất cháy với oxi |
3. Củng cố, luyện tập :
- HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK/99.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài luyện tập 5.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân.