Ngày soạn:
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Bài 12. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức :
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác
2. Kỹ năng :
- Quan sát một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
3. Thái độ :Học sinh yêu thích bộ môn .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Chuẩn bị của GV:
- Dụng cụ : Nam châm , thìa nhựa , đũa thuỷ tinh , ống nghiệm, giá đở ,kẹp ống nghiệm , đèn cồn , kẹp sắt , cốc thuỷ tinh.
- Hoá chất : Bột sắt , bột lưu huỳnh , đường, muối , sắt .
2. Chuẩn bị của HS:Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, quan sát, giải thích,làm bài tập..
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : sửa bài kiểm tra 1 tiết
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Trong chươngtrước các em đã học về chất . Chương này các em sẽ học về phàn ứng . trước hết cần xem chất có những biến đổi gì , thuộc loại hiện tượng nào , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .
b. Các hoạt động :
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiện tượng vật lí . |
||
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.1 (SGK trang 45 ) - GV hỏi: Hình vẽ đó nói lên điều gì ? - GV hỏi: Làấco có thể thực hiện các biến đổi đó? - GV hỏi: Trong các quá trình trên, chất có bị thay đổi không? - GV: Hướng dẫn TN hoà tan muối ăn vào nước và cô cạn dung dịch nước muối. - GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về các quá trình biến đổi trên. -GV: Đo gọi là hiện tượng vật lí. Vậy, thế nào là hiện tượng vật lí? |
- HS: Quan sát - HS: Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi : NướcDNướcDNước (rắn )(lỏng )(hơi) - HS: Cách biến đổi từng giai đoạn. - HS: Không thay đổi. - HS: Theo dõi và rút ra kết luận. - HS: Có sự thay đổi về trạng thái , nhưng không có sự thay đổi về chất - HS: Trả lời và ghi vở. |
I- Hiện tượng vật lí : Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu , ta nói đó là hiện tượng vật lí . Ví dụ : - Nước đun sôi-> hơi nước và hơi ngưng tụ->thành nước Nghiền nát đường -> bột đường mịn |
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiên tượng hoá học. |
||
- GV: Hướng dẫn thí nghiệm: Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia làm 2 phần. +P1: Đưa nam châm lại gần. +P2: Đun nóng, đưa nam châm lại gần. Quan sát hiện tượng sảy ra. -GV:Em hãy rút ra kết luận ? -GV: Làm thí nghiệm: Đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn. - GV:Đó là hiện tượng hoá học .Vậy hiện tượng hoá học là gì? -GV hỏ: Làm sao có thể phân biệt hiện tượng vật lí và hoá học? |
-HS: Theo dõi thí nghiệm và rút ra nhận xét: - sắt bị nam châm hút - Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen. Sản phẩm không bị nam châm hút -HS: Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất ( có chất mới tạo thành ) -HS: Theo dõi và nêu các hiện tượng quan sát được và nhận xét bản chất sự chuyển đổi trên. -HS: Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác . -HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra hay không |
II- Hiện tượng hoá học: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác . Ví dụ : Nung nóng đường , đường phân huỷ -> Than và nước - Bỏ kẽm vào axitclohiđric ->Muối kẽm và khí hiđrô * Chú ý: Chọn bột Fe nguyên chất, trộn kỹ và đều với bột S (theo tỷ lệ khối lượng S : Fe > 32 : 56) |
3. Củng cố, luyện tập :
Hiện tượng vật lí là gì ? Hiện tượng hoá học là gì ? dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học ?
GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Làm lại các bài tập SGK trang 47
Chuẩn bị bài 13: Phản ứng hoá học.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân