Giáo án Hóa học 8 bài 37: Axit - Bazo - Muối mới nhất

Ngày soạn:  

BÀI 37:AXIT – BAZƠ – MUỐI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Định nghĩa axit theo thành phần phân tử

- Cách gọi tên axit

- Phân loại axit

2. Kĩ năng

- Phân loại được axit theo CTHH cụ thể.

- Viết được CTHH của 1 số axit khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit

- Đọc được tên 1 số axit theo CTHH cụ thể và ngược lại

- Phân biệt 1 số axit cụ thể bằng giấy quỳ tím

- Tính được KL 1 số axit tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.GV: Bảng phụ.

2.HS:Xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giải thích, TN biểu diễn, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNHDẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Gọi hs viết cthh của một sốaxit , bazơ em biết , tên gọi... hướng dẫn để học sinh điền vào chỗ trống trong bảng 1

Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các axittrong bảng trên ? số nguyên tử H có liên quan gì với hóa trị của gốc axit ?

Vậy em hiểu axit là gì ?

CTHH của axit có dạng chung ntn ?

Những axit nào trong phân tử không có O và có O ?

Vậy axit chia làm mấy loại ?

GV hướng dẫn các em cách đọc tên axit và gốc axit :

+Tên axit không có oxi= Axit + tên PK+ Hidric

*Tên gốc không có oxi = tên PK + ua

+Tên axit có oxi = Axit + tên PK + ic

*Tên gốc= tên PK+at

+Nếu axit có ít oxi = axit + tên PK + ơ

*tên gốc= tên PK + it

Gọi hs lần lượt đọc lại tên các axit,gốc axit theo hướng dẫn : HCl,HBr,H2S,HF,HNO3,H2SO4,H2SO3,H2CO3...

HS điền vào chỗ trống trong bảng 1

Nhận xét : Phân tử chỉ có 1 gốc axit có số nguyên tử H là 1 hay nhiều. Hóa trị của gốc bằng số nguyên tử H

Vậy axit là hợp chất mà phân tử có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit

HS trả lời : chia làm 2 loại :

-Axit khơng có oxi trong phân tử

-Axit có oxi

HSinh theo dõi và đọc tên :

HCl : axit clohidric

H2S : axit sunfuhidric

Tên gốc :

Cl : clorua

S  Sunfua

HNO3 : axit nitric

H2SO4 : axit sunfuric

NO3 : Nitrat

SO4 :Sunfat

H2SO3 : axit sunfurơ

HNO2 ; axit nitrơ

SO3 : Sunfit

NO2 : Nitrit

I.Axit :

1) Định nghĩa : Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit

Ví dụ : HCl, H2S, HNO3 ,H2SO4...

2)Công thức hóa học: SGK

3)Phân loại :

a- Axit không có oxi

b-Axit có nguyên tử oxi

4) Tên gọi

a-Axit không có oxi :

Axit: tên axit+ tên phi kim+hiđric

HCl: axitclohiđric ...

b-Axit có nhiều nguyên tử oxi :

Tên axit + tên PK + ic.

HNO3 ,H2SO4.....

c. Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit + tên PK+ ơ

Bảng 1 :

Tên axit

CTHH

Số nguyên tử H

Số gốc axit

Hóa trị gốc axit

Axit clohidric

HCl

1

1Cl

I

Axit sunfuhidric

H2SO4

2

1SO4

II

Axit phơtphoric

H3PO4

3

1PO4

III

Axit sunfuhidric

H2S

2

1S

II

3. Củng cố, luyện tập

- Axit, bazơ.

- Làm BT SGK.

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Dặn dò về nhà: làm lại bài tập : 1,2,3,4,5/132

- Chuẩn bị bài “ Axit – bazơ- muối “

5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân.

Ngày soạn:

BÀI 37:AXIT – BAZƠ – MUỐI (T2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Định nghĩa bazơ theo thành phần phân tử

- Cách gọi tên bazơ

- Phân loại bazơ

2. Kĩ năng

- Phân loại được bazơ theo CTHH cụ thể.

- Viết được CTHH của 1 số bazơ khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit

- Đọc được tên 1 số bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại

- Phân biệt 1 số bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím

- Tính được KL 1 số bazơ tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GV: Bảng phụ.

2. HS:Xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giải thích, TN biểu diễn, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNHDẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Hãy kể tên và công thức hóa học một số bazơ mà em đã biết ?

Sử dụng bảng 2 :Hãy ghi nguyên tử kim loại số nhóm hidroxit vào bảng

Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của bazơ ?giữa hóa trị của KL và số nhóm OH có liên hệ gì ?

Vậy em hiểu bazơ là gì ?

CTHH dạng chung của bazơ được ghi ntn ?

Hãy ghi CTHH của Bari hidroxit, Đồng hidroxit....

Những bazơ nào tan được trong nước ? bazơ nào khơng tan ?

Vậy bazơ được chia làm mấy loại ?

Hướng dẫn cách đọc tên bazơ :

Tên bazơ = tên KL (Thêm hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + Hidroxit

Cho hs đọc tên các bazơ :

NaOH , Zn(OH)2, Fe(OH)2 , Fe(OH)3....

HS cho ví dụ hoàn thành bảng 2

Nhận xét : Thành phần phân tử có 1 Kim loại và 1 hay nhiều nhóm OH

Hóa trị và nhóm OH bằng nhau

Vậy bazơ là hợp chất phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit(OH)

Công thức của bazơ gồm KL và OH

Bazơ tan trong nước Gọi là kiềm

Bazơ không tan

HS đọc tên :

HS cho ví dụ

II. Bazơ :

1) Định nghĩa : Phân tử bazơ gồm có 1 nguyên tử KL liên kết với 1 hay nhiều nhóm hi đroxit (- OH)

Ví dụ : NaOH, Ca(OH)2

2)Công thức hóa học: SGK

3)Phân loại :

a- Bazơ tan được trong nước

b- Bazơ không tan được trong nước

4) Tên gọi

Tên bazơ: tên KL(kèm theo hóa trị......) + hi đroxit

Bảng2 :

Tên bazơ

CTHH

Số nguyên tử KL

Số nhóm OH

Hóa trị KL

Natri hidroxit

NaOH

1

1

I

Canxi hidroxit

Ca(OH)2

1

2

II

Nhôm hidroxit

AL(OH)3

1

3

III

Sắt (III) hidroxit

Fe(OH)3

1

3

III

3. Củng cố, luyện tập

- Axit, bazơ.

- Làm BT SGK.

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Dặn dò về nhà: làm lại bài tập : 1,2,3,4,5/132

- Chuẩn bị bài “ Axit – bazơ- muối “

5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân.

Ngày soạn:

BÀI 37:AXIT – BAZƠ – MUỐI ( T3 )

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Định nghĩa muối theo thành phần phân tử

- Cách gọi tên muối

- Phân loại muối

2. Kĩ năng

- Phân loại được axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể.

- Viết được CTHH của muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit

- Đọc được tên 1 số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại

- Tính được KL 1 số muối tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GV: Bảng phụ.

2. HS:Xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giải thích, TN biểu diễn, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNHDẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Gọi hs viết cthh của một số muối em biết , tên gọi... hướng dẫn để học sinh điền vào chỗ trống trong bảng 3

Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các muối trong bảng trên ? Vậy em hiểu muối là gì ?

CTHH của muối có dạng ntn ?

Vậy Muối được gọi tên như thế nào ?

Gọi hs lần lượt đọc lại tên các muối theo hướng dẫn : KCl,NaBr,Al2S3,Ca(NO3)2, Na2SO4,ZnSO3,CaCO, Na2HPO4...

Muối được phân loại như thế nào?

Thế nào là muối trung hòa? Muối axit? VD minh họa

HS điền vào chỗ trống trong bảng 3

Nhận xét : Trong thành phần phân tử có kim loại và gốc axit

Vậy muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit

HS trả lời

HS trả lời 

HS trả lời 

KCl:Kali clorua

NaBr: Natri bromua

Al2S3: Nhôm sunfua

Ca(NO3)2: Canxinitrat

Na2SO4 : Natri nitrat

ZnSO3 : Kẽm sunfit

CaCO3: Canxicacbonat

Na2HPO4:Natrihiđro photphat

HS: Muối được chia thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit

HS trả lời

III.Muối :

1) Định nghĩa : Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit Ví dụ : NaCl, FeS, KNO3 ,Na2SO4...

2)Công thức hóa học: Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

3) Tên gọi

Muối: tên kim loại ( kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hòa trị) + tên gốc axit

VD

NaCl: Natri clorua

FeS: Sắt(II)sufua ...

4) Phân loại :

a- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3

b-Muối axit: là muối mà trong phân tử có nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại

VD: NaHSO4, NaHCO3

Bảng 3 :

Tên muối

CTHH

Số nguyên tử KL

Số gốc axit

Hóa trị gốc axit

Natri clorua

NaCl

1

1Cl

I

Kẽm sunfat

ZnSO4

1

1SO4

II

Canxi photphat

Ca3(PO4)2

3

2PO4

III

Sắt (II) sunfua

FeS

1

1S

II

3. Củng cố, luyện tập

- Muối: Định nghĩa, CTHH, Tên gọi, phân loại.

- Làm BT SGK.

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Dặn dò về nhà: làm lại bài tập : 1,2,3,4,5/132

- Chuẩn bị bài “ Bài luyện tập 7”

5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân.