BÀI 50 : KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi : kính lúp dùng để làm gì ?
- Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ và có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.
- Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp, khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
- Giáo dục cho Hs:
-Sử dụng được kính lúp để quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
2. Kĩ năng:
- Tìm tòi ứng dụng kĩ thuật để hiểu biết KT trong đời sống qua bài kính lúp.
3. Thái độ:
- Tự giác, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
1. GV: Cho mỗi nhóm Hs:
- 1 kính lúp khác nhau,
- 1 giá quang học.
- 1 thước nhựa có GHĐ : 30 mm, ĐCNN 1 mm.
- 1 vật nhỏ : tem, lá cây…
2. HS:
- SGK, thước, vở bài tập, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiển tra bài cũ: ( 3 phút)
- Nêu các biểu hiện của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục hai tật này?
2.Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Như SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
GHI BẢNG |
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp.(20 phút) |
||
- Y/c HS quan sát các kính lúp và trả lời câu hỏi sau: + Dựa vào đặc điểm nào các em biết các kính lúp là các TKHT ? * Y/c HS đọc mục 1 phần ISGK và trả lời các câu hỏi sau: - Kính lúp là TKHT có tiêu cự như thế nào? - Dùng kính lúp để làm gì? - Số bội giác của kính lúp được ký hiệu như thế nào? - Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì ảnh của một vật qua kính lúp như thế nào? - Liên hệ giữa số bội giác G và tiêu cự f của 1 kính lúp là hệ thức nào ? - Yêu cầu các nhóm HS dùng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ.Từ đó chứng minh được kính lúp có số bội giác càng lớn thì ảnh của một vật qua kính lúp càng lớn. - Y/c từng HS làm C1, C2. * Y/c HS nêu kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. - Giáo dục cho Hs: + Sử dụng được kính lỳp để quan sỏt, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường |
- HS quan sát các kính lúp và trả lời câu hỏi của giáo viên. - HS đọc mục 1 phần ISGK - Trả lời các câu hỏi của GV. - Các nhóm HS dùng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ.Từ đó chứng minh được kính lúp có số bội giác càng lớn thì ảnh của một vật qua kính lúp càng lớn. - Từng HS làm câu C1,C2 - HS nêu kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. - Hs lắng nghe, ghi nhớ |
I. Kính lúp là gì? - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. - Kính lúp có số bội giác G càng lớn thì ảnh của một vật qua kính lúp càng lớn. - Hệ thức : Trong đó f được tính bằng đơn vị xentimét(cm) C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn. C2: Tiêu cự dài nhất của kính lúp là: f = 16,7 cm. * Kết luận: SGK |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp. (15 phút)
* GV làm TN quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Y/c một HS lên làm cùng. - Y/c HS đóquan sát thấy ảnh của vật, gọi 1 HS khác đo khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính. - Từ kết quả trên yêu cầu học sinh vẽ ảnh qua kính lúp và trả lời câu hỏi: - Vị trí đặt vật như thế nào? Các em chỉ cần mấy tia để vẽ? * Yêu cầu học sinh trả lời câu C3 và C4. * Y/c HS trả lời câu hỏi sau để rút ra KL cần có: - Muốn quan sát ảnh của một vật qua kính lúp phải đặt vật như thế nào? - Đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó |
- HS quan sát GV và các bạn làm TN. - 1 HS đo khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính. - Học sinh vẽ ảnh qua kính lúp và trả lời các câu hỏi của GV. - Học sinh trả lời câu C3 và C4. - HS nêu kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó. |
II. Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. 1. Thí nghiệm. C3: Qua kính lúp cho ảnh ảo, to hơn vật. C4: Muốn có ảnh ảo, to hơn vật thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp. 2. Kết luận. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo, lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. |
Hoạt động 3: Vận dụng ( 5 phút)
* Y/c HS làm các BT sau: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau? Câu 1: Kính lúp là: a. Thấu phân kì, có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. b. Thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn, dựng để quan sát cácvật nhỏ. c. Thấu kính hội tụ, có tiêu cự dài, dùng để quan sát cácvật nhỏ. d. Thấu phân kì kỳ, có tiêu cự dài, dùng để quan sát cácvật nhỏ. Câu 2: Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy: a. Ảnh càng nhỏ. b. Ảnh bình thường. c. Ảnh càng lớn. d. Không thấy được ảnh. Câu 3: Thấu kính nào dưới đây có thể được dùng làm kính lúp ? a. Thấu phân kì kỳ có f = 8 cm. b. Thấu phân kì kỳ có f = 80 cm. c. Thấu kính hội tụ có f = 8 cm. d. Thấu kính hội tụ có f = 80 cm. - Gv nhận xét các câu trả lời của Hs. |
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét. |
III. Vận dụng. Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: c |
3. Củng cố: ( 1 phút).
Gv củng cố lại nội dung bài, yêu cầu Hs đọc ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.
4. Dặn dò: ( 1 phút).
Yêu cầu Hs về học, làm các bài tập trong SBT, trả lời câu C5, C6 SGK đọc và chuẩn bị trước bài sau.