Giáo án Vật lý 9 bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ mới nhất

BÀI 46: THỰC HÀNH

ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Trình bày được phương pháp đo tiêu cực của thấu kính hội tụ .

- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp nêu trên .

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành đo.

- Rèn được kĩ năng thiết kế kế hoạch đo tiêu cự bằng kiến thức thu thập được.

3. Thái độ:

- Tự giác, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: Cho mỗi nhóm học sinh: 1 thấu kính hội tụ, 1 giá quang học, 1 màn hứng, 1 cây nến, diêm.

2. HS: SGK, thước, vở bài tập, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiển tra các câu hỏi trong mẫu báo cáo.

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành (10 phút)

+ Kiểm tra việc chuẩn bị lý thuyết của HS cho bài thực hành + Yêu cầu một số HS trả lời từng câu hỏi nêu ra ở phần I trong mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời .

+ Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS như mẫu đã cho ở cuối bài

- Hs trả lời theo sự hướng dẫn của Gv.

I. Chuẩn bị :

1. Dụng cụ

2. Lý thuyết :

Hoạt động 2: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính : (20 phút)

+ Đề nghị đại diện các nhóm nhận biết : hình dạng vật sáng , cách chiếu để tạo vật sáng , cách xácđịnh vị trí của TK ,của vật và màn ảnh .

+ Cần lưu ý các nhóm HS :

- Lúc đầu đặt TK ở giữa giá quang học rồi đặt vật và màn ở khá gần TK cách

đều TK . Cần đo các khoảng cách này để đảm bảo

d0 = d0’ .

- Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng lớn bằng nhau (chừng 5cm ra xa dần TK để đảm bảo d = d’ .

- Khi ảnh hiện trên màn gần rõ nét thì dịch chuyển vật và màn những khoảng

nhỏ bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét cao bằng vật . Kiểm tra điều này bằng cách đo chiều cao h’ của ảnh để so sánh với chiều cao h của vật : h = h’

- Từng nhóm HS thực hiện

các công việc sau :

- Tìm hiểu các dụng cụ có trong bộ TN

- Đo chiều cao h của

vật .

- Điều chỉnh để vật và màn cách TK những khoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật

- Do các khoảng cách (d ,d’ ) tương ứng từ vật và từ màn đến TK khih = h’

3. Chuẩn bị sẵn bào cáo thực hành theo mẫu đã cho ở cuối bài :

II. Nội dung thực hành :

1. Lắp ráp TN :

- TK phải đặt ở giữa giá quang học . Cần phải luyện cách đọc số chỉ của thứơc đo để xác định vị trí của vật và màn ảnh một cách chính xác

2. Tiến hành TN :

a) Đo chiều cao của vật .

b) Dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu ảnh rõ nét .

c) Khi đã thấy ảnh rõ nét , cần kiểm tra lại xem 2 điều kiện d=d’ và h = h’ có được thỏa mãn chưa

d) Nếu 2 điều kiện trên đã thỏa mãn thí đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh và tính tiêu cự của TK theo công thức :

Ảnh đính kèm

Hoạt động 3: Hoàn thành báo cáo thực hành : (8 phút)

+ Nhận xét ý thức , thái độ và tác phong làm việc của nhóm . Tuyên dương các

nhóm thực hành tốt vànhắc nhở cácnhóm chưa làm tốt + Thu báo cáo thực hành của HS

+ Từng HS hoàn thành báo cáo thực hành .

 

3. Củng cố: ( 2 phút).

- Gv củng cố lại nội dung bài.

4. Dặn dò: ( 1 phút).

- Yêu cầu học sinh học bài và làm bài tập trong SBT.