Giáo án Vật lý 9 bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì mới nhất

BÀI 45: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ

1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi TKPK

- Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi TKPK.

- Phân biệt được ảnh ảo do được tạo bởi TKPK và TKHT.

- Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKPK.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng thiết bị TN để nghiên cứu ảnh của vật tạo bởi TKPK.

- Kĩ năng dựng ảnh của TKPK.

3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác.

B. ĐỒ DÙNG. Đối với mỗi nhóm HS:

- 1 thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12cm.

- 1 giá quang học.-1 cây nến cao khoảng 5cm.

- 1 màn hứng ảnh.-1 bật lửa.

C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

*H. Đ.1: KIỂM TRA, ĐẶT VẤN ĐỀ (5 phút)

1. Kiểm tra:

- HS1: Hãy nêu tính chất các đặc điểm tia sáng qua TKPK mà em đã học. Biểu diễn trên hình vẽ các tia sáng đó.

- HS2: Chữa bài tập 44-45.3

2. Đặt vấn đề: Yêu cầu HS đặt một vật sau TKPK, nhìn qua TKPK, nhận xét ảnh quan sát được.

- HS:…

- Bài 44-45.3.

a. Thấu kính đã cho là TKPK.

b. Bằng cách vẽ:

- Xác định ảnh S/: Kéo dài tia ló số 2, cắt đường kéo dài của tia ló 1 tại đâu thì dó là S/.

Xác định điểm S: Vì tia ló 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải là tia đi song song với trục chính của thấu kính. Tia này cắt tia đi qua quang tâm ở đâu thì đó là điểm sáng S.

Ảnh đính kèm

*H. Đ.2: (10 phút) TÌM HIỂU…

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI TKPK

- Yêu cầu bố trí Tn như hình vẽ.

- Gọi 1, 2 HS lên bảng trình bày TN và trả lời C1.

- Gọi 1, 2 HS trả lời C2.

- Ảnh thật hay ảnh ảo?

Tính chất 1: (Hoạt động nhóm).

C1: Đặt màn hứng ở gần, ở xa đèn không hứng được ảnh.

C2: - Nhìn qua thấu kính thấy ảnh nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.

- Ảnh ảo.

*H. Đ.3: (15 phút) I. CÁCH DỰNG ẢNH

- Yêu cầu 2 HS trả lời C3-Yêu cầu HS phải tóm tắt được đề bài.

- Gọi HS lên trình bày cách vẽ a.

- Dịch AB ra xa hoặc lại gần thì hướng tia BI có thay đổi không? →hướng của tia ló IK như thế nào?

- Ảnh B/ là giao điểm của tia nào? → B/ nằm trong khoảng nào?

C3: (Hoạt động cá nhân).

Dựng hai tia tới đặc biệt- Giao điểm của 2 tia ló tương ứng là ảnh của điểm sáng.

C4: f=12cm. OA=24cm

a. Dựng ảnh.

b. Chứng minh d/ < f.

Ảnh đính kèm

a. HS trình bày cách dựng.

b. Tia tới BI có hướng không đổi →hướng tia ló IK không đổi.

- Giao điểm BO và FK luôn nằm trong khoảng FO

*H. Đ.4: SO SÁNH ĐỘ LỚN CỦA ẢNH TẠO BỞI TKPK VÀ TKHT (10 phút).

III. ĐỘ LỚN CỦA ẢNH TẠO BỞI CÁC THẤU KÍNH.

- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm:

+1 HS vẽ ảnh của TKHT.

+1 HS vẽ ảnh của TKPK.

- HS lên bảng vẽ theo tỉ lệ thống nhất để dễ so sánh.

- Yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả của nhóm mình.

F = 12cm.

d = 8cm.

Ảnh đính kèm

Nhận xét: Ảnh ảo của TKHT bao giờ cũng lớn hơn vật.

Ảnh ảo của TKPK bao giờ cũng < vật

*H. Đ.5: VẬN DỤNG-CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút).

- Gọi HS trả lời câu hỏi C6.

- Nêu cách phân biệt nhanh chóng.

Vật đặt càng xa TKPK →d/ thay đổi như thế nào?

Vẽ nhanh trường hợp trên của C5→d=20cm.

-d/ > f ?

-GV chuẩn lại kiến thức → Yêu cầu HS ghi lại phần ghi nhớ.

IV. VẬN DỤNG:

C6: Ảnh ảo của TKHT và TKPK:

- Giống nhau: Cùng chiều với vật.

- Khác nhau: Ảnh ảo của TKHT lớn hơn vật, ảnh ảo của TKPK nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự.

- Cách phân biệt nhanh chóng:

+ Sờ tay thấy giữa dầy hơn rìa →TKHT; thấy rìa dầy hơn giữa→TKPK.

+ Đưa vật gần thấu kính →ảnh cùng chiều nhỏ hơn vật→TKPK, ảnh cùng chiều lớn hơn vật→TKHT.

Củng cố:

Vật đặt càng xa thấu kính →d/ càng lớn.

d/max =f.

Hướng dẫn về nhà:

HS học phần ghi nhớ.

- Làm bài tập C7 SGK.-Làm bài tập SBT.

- Chuẩn bị bài thực hành: Bản báo cáo thực hành.

1. Trả lời câu hỏi: a, b, c, d làm trước ở nhà.

E. RÚT KINH NGHIỆM: