Giáo án Vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép. Nam châm điện mới nhất

BÀI 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra được tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.

- Biết được sự nhiễm từ của sắt thép.

- Biết cách chế tạo nam châm điện tính chất của nó.

2. Kĩ năng:

- Làm được thí nghiệm từ về sự nhiễm từ của sắt thép và nam châm điện

3. Thái độ:

- Tỉ mỉ, cẩn thận, tư duy lôgíc

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên.

- Bộ thí nghiệm H25.1, 25.2a, 25.3

2. Học sinh.

- Tranh vẽ sẵn H25.4, ghim sắt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

? Nêu quy tắc nắm tay phải?

2. Bài mới:

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

*HĐ 1: Tìm hiểu về sự nhiễm từ của sắt thép ( 15 phút )

- Bố trí thí nghiệm

- Yêu cầu học sinh đọc thảo luận nêu phương án trả lời C1.

- Nhận xét bổ xung.

- Yêu cầu học sinh đọc kết luận và ghi vở

- Quan sát.

- Đọc thảo luận trả lời C1.

- lăng nghe .

- Đọc ghi vở.

I. Sự nhiễm từ của sắt thép:

1. Thí nghiệm:

C1: Khi ngắt điện đi qua ống dây lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

      2. Kết luận:

(SGK Trang 68)

* HĐ2:Tìm hiểu nam châm điện ( 10 phút )

- Yêu cầu học sinh đọc mục II từ đó thảo luận trả lời về đặc tính của nam châm.

- Nhận xét bổ xung.

- Yêu cầu học sinh đọc thảo luận trả lời các câu C2, C3

- Nhận xét và chốt lại.

- Đọc thảo luận trả lời.

- Nghe ghi vở.

- Đọc, quan sát thảo luận trả lời các câu C2, C3.

- ghi vở.

II. Nam châm điện:

Người ta ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từcủa sắt để làm nam châm điện

C2: Các bộ phận của nam châm điện gồm lõi sắt và cuộn dây

Các con số 1000, 1500 cho biết ống dây có thể sử dụng các vòng dây khác nhau 1A - 22 cho biết ống dây có thể sử dụng với dòng điện 1A và 22 .

C3: Nam châm b mạnh hơn a, d mạnh hơn c, e mạnh hơn b & d.

* HĐ3: Vận dụng ( 10 phút )

- Yêu cầu học sinh đọc thảo luận trả lời các câu C4, C5,và C6.

- Hướng dẫn học sinh trả lời.

- Nhận xét cho ghi vở.

- Thảo luận.

- Trả lời .

- Ghi vở.

III. Vận dụng:

C4: Khi chạm mũi kéo vào nam châm mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một nam châm.

C5: Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.

C6:

3. Củng cố ( 3 phút )

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.

- Kiến thức trọng tâm: Sự nhiễm từ của sắt thép, nam châm điện

4. Hướng dẫn về nhà( 2 phút )

- Học thuộc ghi nhớ SGK.

- Làm các bài tập trong SBT từ 25.1 đến 25.3

- Xem trước bài 26: Ứng dụng của nam châm.