BÀI 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Hs mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Sử dụng đúng thuật ngữ dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hs làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
3. Thái độ:
- Tự giác, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV:
- Cho mỗi nhóm học sinh: 1 đi na mô xe đạp có lắp bóng đèn, 1 đinamô xe đạp đã bóc phần vỏ ở ngoài, 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED, 1 thanh nam châm có trục quay, 1 nam châm điện, 1 nguồn điện.
2. HS:
- SGK, thước, vở bài tập, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiển tra bài cũ: Không
2. Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Như SGK
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp
(9 phút)
- Gv treo bảng phụ hình: 31.1 SGK, Y/c Hs quan sát hình, kết hợp với mô hình để chỉ ra cấu tạo của đinamô xe đạp. - Gv nhận xét các câu trả lời của Hs. - Y/c Hs dự đoán hoạt động của bộ phận chính nào của đinamô xe đạp tạo ra dòng điện ? |
-Hs quan sát, trả lời, nhận xét. -Hs lắng nghe - Hs dự đoán. |
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp. - cấu tạo của đinamô xe đạp gồm: + 1 lõi sắt nom, 1 nam châm + Cuộn dây quấn quanh lõi sắt. + Bóng đèn, núm và trục quay. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện
(25 phút)
- Y/c Hs đọc câu C1. ? Nêu những dụng cụ cần để tiến hành thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, mục đích của thí nghiệm ? - Gv nhận xét, giao dụng cụ cho các nhóm , Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm, trả lời C1, C2. ? Từ thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì? - Gv hướng dẫn Hs tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời C3. - Từ kết quả thí nghiệm Y/c rút ra nhận xét. - Gv nhận xét. |
- Hs đọc. - Hs trả lời, nhận xét. - Các nhóm nhận dụng cụ tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời C1, C2. - Hs trả lời, nhận xét. - Hs tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời, nhận xét. - Hs trả lời, nhận xét. - Hs lắng nghe. |
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện: a. Thí nghiệm 1: C1: C2: b. nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại. 2. Dùng nam châm điện: a. Thí nghiệm 2: C3: b. Nhận xét 2: SGK – T86. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ (8p)
- Y/c Hs tìm hiểu thông tin trong SGK. - ? Thế nào là dòng điện cảm ứng ? ? Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ ? - Gv điều khiển Hs hoạt động trả lời C4, C5. - Gv nhận xét các câu trả lời của Hs. |
- Hs tìm hiểu. - Hs trả lời, nhận xét. - Hs trả lời, nhận xét. -Hs hoạt động trả lời C4, C5. -Hs lắng nghe. |
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ: - Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. C4: C5 : |
3. Củng cố: ( 2 phút).
Gv củng cố lại nội dung bài, yêu cầu Hs đọc ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.
4. Dặn dò: ( 1 phút).
Yêu cầu Hs về học, làm các bài tập trong SBT, đọc và chuẩn bị trước bài sau.