BÀI 23: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của nam châm.
- Vẽ được các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thu thập thông tin, tư duy logíc.
- Rèn kĩ năng nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U..
3. Thái độ:
- Tự giác, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV:
- Cho mỗi nhóm học sinh: 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong cứng, một ít mạt sắt, 1 bút dạ, 1 kim nam châm.
2. HS:
- SGK, thước, vở bài tập, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiển tra bài cũ: ( 4 phút)
? Trình bày cách dùng nam châm để nhận biết từ trường ?
? Làm thế nào để nhận ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ?
2. Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Như SGK
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của nam châm (12 phút) |
||
- Y/c đọc thí nghiệm ? Nêu những dụng cụ cần, mục đích và cách tiến hành thí nghiệm ? - Gv nhận xét, Y/c Hs tiến hành thí nghiệm, trả lời C1. ? So sánh độ mau thưa ở các vị trí khác nhau của các mạt sắt ? ? Qua kết quả thí nghiệm em rút ra kết luận gì ? - Gv nhận xét. |
- Hs đọc - Hs trả lời, nhận xét. - Hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời C1. - Hs trả lời, nhận xét. - Hs trả lời, nhận xét. - Hs ghi vở |
I. Từ phổ: 1. Thí nghiệm: C1: Các mạt sắt được sắp xếp thành các đường cong được nối từ cực này sang cực kia 2. Kết luận: Nơi nào mạt sát dày thì từ trường mạnh, mạt sắt thưa thì từ trường yếu. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ.. |
Hoạt động 2: Vẽ và xác định chiều đường sức từ (18 phút) |
||
- Y/c Hs đọc thông tin mục 1 SGK . - Y/c Hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm trả lời mục a SGK. - Y/c Hs quan sát hình 23.3, trả lời C2. - Gv thông báo quy ước. - Y/c Hs sử dụng quy ước để đánh dấu chiều các đường sức từ. Rút ra nhận xét trả lời C3. - Qua thí nghiệm Y/c Hs rút ra kết luận . |
- Hs đọc. - Hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, trả lời, nhận xét. - Hs quan sát, trả lời, nhận xét. - Hs lắng nghe, ghi nhớ. - Hs thực hiện trả lời, nhận xét. - Hs trả lời, nhận xét. |
II. Đường sức từ: 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ:
C2: Kim nan châm định hướng theo một chiều nhất định C3: Đường sức từ đi ra ở cực Bắc đi vào ở cực Nam. 2. Kết luận: SGK – T64. |
Hoạt động 3: Vận dụng ( 9 phút) |
||
- Gvhướng dẫn hs thảo luận trả lời C4, C5, C6., -Gv nhận xét. |
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét. - Hs ghi nhớ, ghi vở |
III. Vận dụng: C4: C5: C6: |
3. Củng cố ( 1 phút).
- Gv củng cố lại nội dung bài, yêu cầu Hs đọc ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.
4. Dặn dò ( 1 phút).
- Yêu cầu Hs về học, làm các bài tập trong SBT, đọc và chuẩn bị trước bài sau.