Giáo án Vật lý 9 bài 22: Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường mới nhất

BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Mô tả được kiến thức về tác dụng từ của dòng điện.

- Trả lời được từ trường tồn tại ở đâu.

- Biết cách nhận biết từ trường.

- Giáo dục cho học sinh:

- Xây dung các trạm phát sang điện từ xa khu dân cư.

- Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoại di động khi cần thiết.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thu thập thông tin, tư duy lo gíc.

- Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm để nhận biết từ trường.

3. Thái độ:

- Tự giác, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV

- Cho mỗi nhóm học sinh: 1 giá thí nghiệm, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm, 1 công tắc, 1 đoạn dây constan, 6 đoạn dây nối, 1 biến trở ,1 ampe kế

2. HS

- SGK, thước, vở bài tập, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiển tra bài cũ: ( 4 phút)

? Trình bày cách nhận biết 1 thanh kim loại có phải là nam châm hay không ?

? Làm thế nào để nhận ra 1 thanh nam châm đã bị mất dấu ?

2. Bài mới:

*. Đặt vấn đề: Như SGK

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện (10 phút)

- Y/c đọc thí nghiệm

? Nêu những dụng cụ cần, mục đích và cách tiến hành thí nghiệm ?

- Gv nhận xét, Y/c Hs tiến hành thí nghiệm, trả lời C1.

? Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì ?

? Qua kết quả thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?

- Gv nhận xét.

- Hs đọc

- Hs trả lời, nhận xét.

- Hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời C1.

- Hs trả lời, nhận xét.

- Hs trả lời, nhận xét.

- Hs ghi vở

I. Lực từ:

1. Thí nghiệm:

C1: Kim nam châm không song song với dây .

      2. Kết luận:

Dòng điện trong dây dẫn thẳng gây ra tác dụng từ lên nam châm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ trường (15 phút)

- Y/c Hs đọc thí nghiệm .

? Nêu những dụng cụ cần, mục đích và cách tiến hành thí nghiệm ?

- Gv nhận xét, Y/c Hs tiến hành thí nghiệm, trả lời C2, C3.

- Gv nhận xét các câu trả lời của Hs.

? Thí nghiệm chứng tỏ xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt ?

? Qua kết quả thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?

-Gv nhận xét.

- Gv thông báo: Nên xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư. Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng, phát thanh truyền hình một cách hợp lí, tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.

- Hs đọc.

- Hs trả lời, nhận xét.

- Hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời C2, C3.

- Hs trả lời, nhận xét.

- Hs trả lời, nhận xét.

-Hs ghi vở.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

II. Từ trường:

1. Thí nghiệm:

C2: Kim nan châm lệch khỏi hướng Nam Bắc

C3: kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.

        2. Kết luận:

Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường

.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường (7 phút)

-Y/c Hs tìm hiểu thông tin trong SGK.

-Hs tìm hiểu.

- Hs trả lời, nhận xét.

3. Nhận biết từ trường:

- Người ta nhận biết từ trường bằng kim nam châm thử. Dùng một kim nam châm thử đưa lại gần một (nam châm) khu vực nào xảy ra tương tác từ ta nói khu vực đó có rừ trường

b. Kết luận:

- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.

Hoạt động 4: Vận dụng ( 6 phút)

- Gv hướng dẫn hs thảo luận trả lời C4, C5, C6.,

- Gv nhận xét.

- Hs thảo luận trả lời, nhận xét.

- Hs ghi nhớ, ghi vở

III. Vận dụng:

C4: Đưa kim nam châm lại gần ống dây đó, xem có tương tác từ hay không.

C5: Thí nghiệm ở câu C3.

C6: Điều đó chứng tỏ xung quan nam châm có từ trường.

3. Củng cố ( 2 phút).

Gv củng cố lại nội dung bài, yêu cầu Hs đọc ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.

4. Dặn dò( 1 phút).

Yêu cầu Hs về học, làm các bài tập trong SBT,đọc và chuẩn bị trước bài sau.