Giáo án Vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu mới nhất

BÀI 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

2. Kĩ năng

- Xác định được từ cực của nam châm.

- Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

* Đối vớiGV:

- 2 thanh nam châm thẳng.

- 1 kim nam châm thử.

- Các vật bằng sắt, thép.

- Các vật không phải là sắt thép.

- 1 la bàn.

- 1 nam châm chữ U.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới:

HĐ 1: Khởi động

-GV giới thiệu chương mới và bài mới như mở đầu SGK

HĐ 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV: Tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ.

+ Nam châm làvật có đặc điểm gì ?

- GV: Hướng dẫn HS trả lời C1.

- GV: Nhận xét, thống nhất các nhóm tiến hành kiểm tra theo một phương án. (Dùng thanh nam châm đó hút sắt).

- GV: Phát dụng cụ cho các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành TN

- Thời gian: (5p)

- GV: Nhấn mạnh : nam châm có tính hút sắt.

- GV: Yêu cầu HS đọc C2

Tìm hiểu:

+ Mục đích TN ?

+ Dụng cụ TN ?

+ Cách tiến hành TN ?

- GV: Phát dụng cụ cho các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm tiến hành TN và trả lời C2.

Thời gian: 5p.

- GV: Hết thời gian, yêu cầu các nhóm dừng TN

Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp rút ra kết luận.

- GV: Gọi 1 HS đọc mục thông tin trong SGK.

- GV: Gọi HS đọc C3, C4.

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 21.3 tìm hiểu:

+ Mục đích thí nghiệm?

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Yêu cầu HS tiến hành TN C3, C4.

Thời gian: 5 phút.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả.

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời.

- HS: Đề xuất phương án TN kiểm tra.

- HS: Hoạt động nhóm tiến hành TN.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN.

- HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV.

- Trả lời.

- HS: Nhận dụng cụ TN.

Hoạt động nhóm tiến hành TN và trả lời C2.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo.

- HS đọc C3, C4 và trả lời.

- HS: Trả lời.

- Nhận dụng cụ TN.

- Tiến hành TN theo nhóm.

- Quan sát hiện tượng xảy ra.

Trả lời C3, C4.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo TN. Trả lời C3, C4.

I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM

1.Thí nghiệm

C1: đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm , đồng,... nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm

C2: Khi đã đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam- Bắc.

Khi đã đứng cân bằng trở lại nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ.

2.Kết luận:

- Nam châm có hai cực:

+ Cực Bắc: Ghi chữ N (North) sơn màu đậm.

+ Cực Nam: ghi chữ S (South) sơn màu nhạt.

II. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM

1.Thí nghiệm

C3: đưa cực Nam của thanh nam châm lại gần kim nam châm-> cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực của thanh nam châm

C4: Các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau.

2. Kết luận:

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực khác tên.

HĐ 3+4: Luyện tập – Vận dụng

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV: Yêu cầu HS trả lời C5.

- GV: Kết luận.

+ La bàn dùng để làm gì?

+ Quan sát hình 21.4 cho biết cấu tạo của la bàn?

- GV: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời 7, C8.

* Củng cố:

+ Nam châm là vật có đặc điểm gì?

+ Khi đặt hai nam châm gần nhau các cực cùng tên thì sẽ như thế nào?

-HS: Đọc ghi nhớ và "có thể em chưa biết".

* Dặn dò:

- Đọc phần” có thể em chưa biết”.

- Học kĩ bài và làm bài tập 21(SBT).

- HS: Trả lời.

- HS: Trả lời.

-HS: Trả lời.

-Trả lời các CH để củng cố kiến thức.

III. VẬN DỤNG

C5: Có thể tổ xung chi đã lắp đặt trên xe 1 thanh nam châm

C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm, bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất ( trừ ở haicực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc

C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu nào có ghi chữ S là cực Nam. Đối với nam châm không ghi chữ, chỉ có sơn màu, cần vận dụng kiến thức đã biết để nhận biết các cực của nam châm.

C8: Trên hình 21.5 SGK, sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.

HĐ 5: Tìm tòi mở rộng

- HS tìm hiểu về các chất thuận từ và nghịch từ.

IV. RÚT KINH NGHIỆM