Câu 5.1.
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat.
B. Tất cả các cacbohiđrat đều có công thức chung Cn(H2O)m.
C. Đa số các cacbohiđrat có công thức chung Cn(H2O)m
D. Phân tử các cacbohiđrat đều có ít nhất 6 nguyên tử cacbon
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài glucozơ tại đây
Lời giải chi tiết:
Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ phức tạp và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
=> Chọn đáp án C
Câu 5.2.
Glucozơ không thuộc loại
A. hợp chất tạp chức.
B. cacbohiđrat.
C. monosaccarit.
D. đisaccarit.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài glucozơ tại đây
Lời giải chi tiết:
Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); dissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ).Glucozơ là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở, phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức: HOCH2 – [CHOH]4 – CHO
=> Chọn đáp án D
Câu 5.3.
Chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) không giải phóng Ag là
A. axit axetic.
B. axit fomic.
C. glucozơ
D. fomanđehit
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài Anđehit xeton tại đây
Lời giải chi tiết:
Glucozơ, axit fomic, fomanđehit tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 do trong phân tử có nhóm chức anđehit (-CHO).
=> Chọn A
Câu 5.4.
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.
B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra sản phẩm có cùng một công thức cấu tạo.
C. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng.
D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat tại đây
Lời giải chi tiết:
Do glucozơ và fructozơ có công thức cấu tạo khác nhau nên tạo ra phức khác nhau.
=> Chọn C