Câu 19.10.
Một loại hợp kim loại của sắt trong đó có nguyên tố C( 0,01%- 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
A. gang trắng B.thép
C. gang xám D. đuyra.
Phương pháp giải:
Xem lại thành phần tạo thành của hợp kim trên
Lời giải chi tiết:
Một loại hợp kim loại của sắt trong đó có nguyên tố C( 0,01%- 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là thép
=> Chọn B
Câu 19.11.
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C(2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4%Si; 0,3-5%Mn; 0,1-2%P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là
A. amelec B. thép
C.gang D. đuyra
Phương pháp giải:
Xem lại thành phần tạo thành của hợp kim trên
Lời giải chi tiết:
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C(2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4%Si; 0,3-5%Mn; 0,1-2%P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là gang
=> Chọn C
Câu 19.12.
Hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi cho X tác dụng với \({O_2}\) dư thì khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với \({H_2}\) dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp X là:
A. 26,5 g B. 40,2 g
C. 20,1 g D. 44,1 g
Phương pháp giải:
- Từ số mol \({O_2}\) => số mol hỗn hợp X
- Chỉ có CuO phản ứng với \({H_2}\)
- Từ khối lượng chất rắn giảm => khối lượng oxi trong CuO phản ứng=> số mol Cu=> số mol Ba
Lời giải chi tiết:
Hỗn hợp X tác dụng \({O_2}\) thì thu được rắn gồm : BaO, CuO.
Phương trình hóa học của phản ứng là
\(2Ba + {O_2} \to 2BaO\) (1)
\(2Cu + {O_2} \to 2CuO\) (2)
Khối lượng chất rắn tăng chính là khối lượng của \(O_2\) tham gia phản ứng
=> \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{6,4}}{{32}} = 0,2mol\)
Từ (1), (2) => \({n_{{hhX}}} = 0,4mol\)
Chất rắn cho tác dụng với \({H_2}\) thì chỉ có CuO phản ứng
\(CuO + {H_2} \to Cu + H_2O\) (3)
Theo (3) khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của oxi mất đi
=>\({n_{CuO}} = {n_O} = \dfrac{{3,2}}{{16}} = 0,2mol\)
=>\({n_{{Cu}}} = 0,2mol\)
=> \({n_{{Ba}}} = 0,4-0,2=0,2mol\)
=>Khối lượng của chất rắn X = 0,2.64+0,2.137=40,2 (g)
=> Chọn B