Câu 41.1.
Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng
A. nước brom và tàn đóm cháy dở.
B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.
C. nước vôi trong và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.
Phương pháp giải:
Khí CO2 và SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch nước vôi trong
SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch brom
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
Lời giải chi tiết:
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
CO2 và SO2 đều tạo kết tủa trắng với nước vôi trong
\( \to\) Không nhận biết được
\( \to\) Chọn D.
Câu 41.2.
Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
Phương pháp giải:
Khí CO2 và SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch nước vôi trong
SO2 có thể nhận biết bằng dung dịch brom
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
Lời giải chi tiết:
O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở
Nước vôi trong nhận biết được CO2 và SO2
Nước brom nhận biết được SO2
Chất còn lại là CO
\( \to\) Chọn A.
Câu 41.3.
Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn ?
A. Dung dịch NaOH loãng.
B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3.
C. Dùng khí H2S
D. Dùng khí CO2
Phương pháp giải:
Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3
Lời giải chi tiết:
Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3 phun vào trong phòng sẽ xảy ra phản ứng
NH3 + Cl2 \( \to\) HCl + N2
\( \to\) Chọn B.