Giải bài 37.3; 37.4; 37.5; 37.6 trang 91 SBT hóa học 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 37.3.

Nhúng thanh sắt (đã đánh sạch) vào các dung dịch ở ba thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1 : nhúng vào dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 2 :- nhúng vào dung dịch NaOH.

Thí nghiệm 3 : nhúng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Giả sử rằng các kim loại sinh ra (nếu có) đều bám vào thanh sắt thì nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Ở thí nghiệm 1, khối lượng thanh sắt giảm.

B. Ở thí nghiệm 2, khối lượng thanh sắt không đổi.

C. Ớ thí nghiệm 3, khối lượng thanh sắt không đổi.

D. A, B, C đều đúng.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về sắt và hợp chất của sắt

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm 1: Fe + CuSO4 \( \to\) FeSO4 + Cu

Do nguyên tử khối của Cu lớn hơn nguyên tử khối của Fe nên khối lượng thanh sắt tăng

Thí nghiệm 2: Không có phản ứng nên khối lượng thanh sắt không đổi

Thí nghiệm 3: Fe + Fe2(SO4)3 \( \to\) 3FeSO4

Do Fe bị hòa tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 nên khối lượng thanh sắt giảm

\( \to\) Chọn B.

Câu 37.4.

Cho khí CO khử hoàn toàn 10 g quặng hematit. Lượng sắt thu được cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong quặng là

A. 70%. B. 75%.

C. 80%. D. 85%.

Phương pháp giải:

Từ số mol H2, suy ra số mol Fe sinh ra, suy ra số mol Fe2O3 có trong quặng.

Từ đó tính được khối lượng Fe2O3 và thành phần % khối lượng Fe2O3 trong quặng

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& F{e_2}{O_3} + 3CO\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2Fe + 3C{O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr
& 0,05\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr
& Fe + {H_2}S{O_4}\left( {loãng} \right) \to FeS{O_4} + {H_2}\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr
& 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{2,24} \over {22,4}} = 0,1\left( {mol} \right) \cr} \)

Từ (1) và (2)

\(\eqalign{
& \Rightarrow {n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,05\,mol \cr
& \% {m_{F{e_2}{O_3}}} = {{169.0,05} \over {10}}.100\% = 80\% \cr} \)

\( \to\) Chọn C.

Câu 37.5.

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết S02 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4

B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 0,02 mol Fe dư.

C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.

D. 0,12 mol FeSO4.

Phương pháp giải:

Viết phương trình và tính toán theo phương trình phản ứng

Lời giải chi tiết:

Sử dụng phương trình cho – nhận e và phương trình bán phản ứng ta có:

\(\eqalign{
& Fe \to F{e^{3 + }} + 3e \cr
& 0,1 \leftarrow 0,1 \leftarrow 0,3\left( {mol} \right) \cr
& 2{H_2}S{O_4} + 2e \to S{O_4} + SO_4^{2 - } + 2{H_2}O \cr
& 0,3 - - - > 0,3\left( {mol} \right) \cr} \)

Fe dư: 0,02 mol

\(\eqalign{
& Fe + 2F{e^{3 + }} \to 3F{e^{2 + }} \cr
& 0,02 \to 0,04 \to 0,06 \cr} \)

Vậy muối thu được gồm: \(\left| \matrix{FeS{O_4}:0,06\,mol \hfill \cr F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}:0,03\,mol \hfill \cr} \right.\)

\( \to\) Chọn A.

Câu 37.6.

Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm : FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 1,12 lít. B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố C suy ra số mol CO phản ứng, tính được thể tích khí CO tham gia phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Số mol CO phản ứng = số mol CO2 sinh ra

\( \Rightarrow {V_{CO}} = {V_{C{O_2}}} = 4,48\left( {lít} \right)\)

\( \to\) Chọn D.