Câu 17.7.
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là
A. bạc. B. đồng,
C. chì. D. sắt.
Phương pháp giải:
- P+E+N= 155 ( lưu ý P=E)
- P+E-N=33
=> Tìm P => số hiệu nguyên tử = P => tên kim loại
Lời giải chi tiết:
\(\begin{cases}2P+N=155\\2P-N=33 \end{cases}\)
\(\Rightarrow \begin{cases}N=61\\P=47 \end{cases}\)
=> Z=47=> kim loại Ag
=> Chọn A
Câu 17.8.
Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ?
Ạ. Canxi B. Bari
C. Nhôm D. Sắt
Phương pháp giải:
N + P + E = 40 ( P=E)=> N= 40-2P
P ≤ N ≤ 1,5P
=> Giải bất phương trình tìm P
Lời giải chi tiết:
N + P + E = 40; N + 2P = 40
N = 40 – 2P; P ≤ N ≤ 1,5P
11,43 ≤ P ≤13,33
Có hai trường hợp : P = 12 ⟹ N = 16 (loại)
P= 13 ⟹ N = 14 ⟹ Al.
=> Chọn C
Câu 17.9.
Những tính chất vật lí chung của kim loại ( tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do:
A. Khối lượng nguyên tử kim loại.
B. Cấu trúc mạng tinh thể.
C. Tính khử của kim loại.
D. Các electron tự do trong kim loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại tại đây
Lời giải chi tiết:
Những tính chất vật lí chung của kim loại ( tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do các electron tự do trong kim loại
=> Chọn D
Câu 17.10.
Dãy sắp xếp nào dưới đây đúng theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion?
\(A. \; Ne \;> \;Na^+> \;Mg^{2+}\)
\(B. \; Na^+ \;> \;Ne> \;Mg^{2+}\)
\(A. \; Na^+ \;> \;Mg^{2+}> \;Ne\)
\(A. \; Mg^{2+};> \;Ne> \;Na^+\)
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài sự biến đổi tuần hoàn các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn tại đây
Lời giải chi tiết:
\(\; Ne \;, \;Na^+ ,\;Mg^{2+}\) có cùng cấu hình e do điện tích hạt nhân tăng dần do đó lực hút giữa hạt nhân và e tăng lên => Bán kính giảm dần
=> Chọn A
Câu 17.11.
Nguyên tử Na và Cl có các lớp electron là: (Na) 2/8/1; (Cl) 2/8/7. Trong phản ứng hóa học các nguyên tử Na và Cl đạt được cấu hình bền với 8e ở lớp ngoài cùng bằng cách:
A. Hai nguyên tử góp chung electron.
B. Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Clo để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e.
C. Nguyên tử Cl nhường 7e cho nguyên tử Na để cho lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Cl và Na đều có 7e.
D. Tùy điều kiện của phản ứng mà nguyên tử Na nhường e hoặc nguyên tử Cl nhường e.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết bài cấu hình e nguyên tử tại đây
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tử trong phân tử có xu hướng đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm
=> Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Clo để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e
=> Chọn B
Loigiahay.com