Câu 26.7.
Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch K2SO4
C. Dung dịch Na2CO3
D. Dung dịch NaNO3
Phương pháp giải:
Sử dụng chất có thể tạo kết tủa với các cation Ca2+ và Mg2+
Lời giải chi tiết:
Dùng dung dịch Na2CO3 có thể tách các cation Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước
Ca(NO3)2 + Na2CO3 \( \to\) CaCO3 + 2NaNO3
Mg(NO3)2 + Na2CO3 \( \to\) MgCO3 + 2NaNO3
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 \( \to\) CaCO3 + 2NaHCO3
Mg(HCO3)2 + Na2CO3 \( \to\) MgCO3 + 2NaHCO3
\( \to\) Chọn C.
Câu 26.8.
Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây ?
A. Nước sôi ở nhiệt độ cao (ở 100°c, áp suất khí quyển).
B. Khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa.
C. Khi đun sôi các chất khí hoà tan trong nước thoát ra.
D. Các muối hiđrocacbonat của canxi và magie bị phân huỷ bởi nhiệt để tạo kết tủa.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương trình phản ứng nhiệt phân muối hiđrocacbonat
Lời giải chi tiết:
Muối hiđrocacbonat của canxi và magie bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa theo phương trình phản ứng:
\(Ca{(HC{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}CaC{{\text{O}}_3} + C{O_2} + {H_2}O\)
\(Mg{(HC{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}MgC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O\)
Từ đó loại được ion Ca2+ và Mg2+ra khỏi dung dịch.
\( \to\) Chọn D.
Câu 26.9.
Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M hoá trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg.
C. Ca. D. Ba.
Phương pháp giải:
Gọi công thức của oxit là MO
Khối lượng oxi bằng 40% khối lượng của M nên \(\dfrac{{16}}{M}.100 = 40 \to M\)
\( \to\) Kim loại M
Lời giải chi tiết:
Gọi công thức của oxit là MO
Vì khối lượng oxi bằng 40% khối lượng của M nên \(\dfrac{{16}}{M}.100 = 40 \to M = 40\)
\( \to\) Kim loại là Ca
\( \to\) Chọn C.
Câu 4
Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,64 g hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là
A. Mg và Ca. B. Be và Mg.
C. Ca và Sr D. Sr và Ba.
Phương pháp giải:
Gọi công thức chung của 2 muối cacbonat là \(\overline M C{O_3}\)
\(\overline M C{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}\overline M O + C{O_2}\)
Từ số mol của CO2, suy ra số mol 2 oxit. Từ đó tìm được \({M_{\overline M O}} \to {M_{\overline M }}\)
Kết luận 2 kim loại
Lời giải chi tiết:
Gọi công thức chung của 2 muối cacbonat là \(\overline M C{O_3}\)
\(\begin{gathered}\overline M C{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}\overline M O + C{O_2} \hfill \\\,\,\,0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\,\,\,\,\,\,\,0,1\,\,\,\,\,(mol) \hfill \\\end{gathered} \)
\({M_{\overline M O}} = \dfrac{{4,64}}{{0,1}} = 46,4\,\,g/mol \to {M_{\overline M }} = 46,4 - 16 = 30,4\,\,g/mol\)
M1 < 30,4 \( \to\) M1 là Mg (MMg = 24 g/mol)
M2 > 30,4 \( \to\) M2 là Ca (MCa = 40 g/mol)
\( \to\) Chọn A.