Giải bài 42.3; 42.4; 42.5; 42.6; 42.7; 42.8 trang 98 SBT hóa học 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 42.3.

Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?

A. Kim loại natri. B. Dung dịch HCl.

C. Khí CO2. D. Dung dịch Na2CO3.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch

Lời giải chi tiết:

Cho Na vào các dung dịch: MgSO4 tạo kết tủa, ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch MgSO4 cho vào 4 dung dịch còn lại: BaCl2 tạo kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch còn lại: Na2SO4 tạo kết tủa.

Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO và KNO3 (sau khi đã cho Na): KHCO­3 tạo kết tủa, còn lại là KNO3:

\(KHC{O_3}\buildrel {O{H^ - }} \over
\longrightarrow {K_2}C{O_3}\buildrel {BaC{l_2}} \over
\longrightarrow BaC{O_3} \downarrow \)

\( \to\) Chọn A.

Câu 42.4.

Để phân biệt các dung dịch loãng : HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?

A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.

B. Kim loại sắt và đồng

C. Dung dịch Ca(OH)2.

D. Kim loại nhôm và sắt.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch

Lời giải chi tiết:

Bột Cu tác dụng với HNO3; Dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa với H2SO4.

\( \to\) Chọn A.

Câu 42.5.

Có 5 lọ đựng 5 dung dịch hoá chất riêng biệt : Ba(OH)2, H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, NaNO3. Thuốc thử dùng để phân biệt chúng là

A. dung dịch HCl. B. dung dịch KOH.

C. dung dịch BaCl2. D. giấy quỳ tím.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết nhận biết các ion trong dung dịch

Lời giải chi tiết:

Nhúng giấy quỳ tím vào lọ đựng 5 dung dịch

+ Giấy quỳ chuyển đỏ: H2SO4

+ Giấy quỳ chuyển xanh: Ba(OH)2, Na2CO3

+ Giấy quỳ không đổi màu: Na2SO4, NaNO3

Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh:

+ Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(OH)2

+ Có khí không màu thoát ra: Na2CO3

Cho Ba(OH)2 vào dung dịch không làm đổi màu quỳ tím

+ Xuất hiện kết tủa trắng: Na2SO4

+ Không có hiện tượng: NaNO3

\( \to\) Chọn D.

Câu 42.6.

Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết 4 kim loại : Na, Al, Mg, Ag ?

A. H2O. B.Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết nhận biết các chất vô cơ

Lời giải chi tiết:

Hòa tan các kim loại vào dung dịch HCl

+ Không có hiện tượng: Ag

+ Có khí không màu thoát ra: Na, Al, Mg

Cho lần lượt các kim loại Na, Al, Mg vào các dung dịch sản phẩm của kim loại với dung dịch HCl

NaCl

AlCl3

MgCl2

Na

Có khí

Có khí

Có khí

Al

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Mg

Không hiện tượng

Có xuất hiện kết tủa

Không hiện tượng

\( \to\) Chọn B.

Câu 42.7.

Để nhận biết 3 chất rắn : Al2O3, MgO, CaCl2 có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?

A. H2O và HCl B. H2O và H2SO4.

C. H2O và NaOH. D. H2O và NaCl.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết nhận biết các hợp chất vô cơ

Lời giải chi tiết:

Hòa tan 3 chất rắn vào nước

+ Tan: CaCl2

+ Không tan: Al2O3, MgO

Hòa tan 2 chất rắn không tan vào dung dịch NaOH

+ Tan: Al2O3

+ Không tan: MgO

\( \to\) Chọn C.

Câu 42.8.

Có 5 lọ đựng 5 dung dịch mất nhãn : AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3, (NH4)2SO4. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch Ba(OH)2.

C. Quỳ tím.

D. dung dịch AgNO3.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết nhận biết các ion trong dung dịch

Lời giải chi tiết:

Cho Ba(OH)2 đến dư vào các dung dịch trên

+ Xuất hiện kết tủa trắng keo rồi kết tủa tan: AlCl3

+ Không hiện tượng: NaNO3

+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2CO3

+ Xuất hiện khí không màu, mùi khai: NH4NO3

+ Xuất hiện kết tủa trắng và khí mùi khai: (NH4)2SO4

\( \to\) Chọn B.