Soạn bài Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…" siêu ngắn

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Trả lời câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo Bùi Mạnh Nhị, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?

Phương pháp:

Đọc lại văn bản và liệt kê các hình ảnh được tác giả nhắc tới.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ:

+ Vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú.

+ Vẻ đẹp của người con gái duyên dáng và đầy sức sống.

=> Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.

Trả lời câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?

Phương pháp:

Em xét xem cả về nội dung và nghệ thuật của văn bản có gì đặc sắc.

Lời giải chi tiết:

Những nét độc đáo của bài ca dao:

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai.

Trả lời câu 3 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.

Phương pháp:

Xem lại văn bản và liệt kê những chi tiết thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài ca dao này.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết cánh đồng: không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng…)

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều ý nghĩa khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…