Mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm, cảm xúc, ấn tượng sâu đậm về những sự vật, hiện tượng,... xung quanh mà ta muốn bày tỏ, chia sẻ với người khác. Đó có thể là một con người, một khung cảnh, một chiếc lá, một giọt sương,... Và thật thú vị nếu những kỉ niệm, cảm xúc, ấn tượng ấy được thể hiện bằng thể thơ dân tộc: thể thơ lục bát. Vậy, làm thơ lục bát như thế nào? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Sáng tác thơ: "Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Rô-bớt Phơ-ro-xơ-tơ, nhà thơ Mỹ).
Một bài thơ hay là bài thơ:
- Về nội dung:
Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.
- Về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
+ Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số từ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.
Đặc điểm: xem lại đặc điểm của thể thơ lục bát trong mục Tri thức đọc hiểu.
Em hãy đọc bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” trong SGK trang 71 sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Trả lời câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em xem những từ ngữ trong dòng thơ đó có gì đặc biệt, từ đó trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ.
Trả lời câu 2 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ tìm hiểu cách hiệp vần và điền các thanh bằng/ trắc vào trong bảng:
- Bằng: thanh huyền và thanh ngang (không dấu)
- Trắc: thanh hỏi, ngã, nặng, sắc.
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em xem lại bài thơ và liệt kê những hình ảnh thiên nhiên và con người, từ đó chọn câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết tiêu biểu.
- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.
Trả lời câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
- Cảm xúc trực tiếp là trực tiếp bộc lộ tình cảm yêu, ghét của người viết.
- Cảm xúc gián tiếp là thể hiện tình yêu, ghét thông qua những đối tượng nào đó chứ không nói trực tiếp.
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.
Trả lời câu 5 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em xem về hình thức thơ lục bát để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu:
- Bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất.
- Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
Phần III - Hướng dẫn quy trình viết
Phương pháp giải:
- Em chọn một cảnh đẹp nào đó mà mình tâm đắc, dựa vào các quy luận về vần và thanh điệu để làm thơ. Bài thơ đảm bảo vừa có ý nghĩa, vừa hiệp vần.
- Các em làm thơ theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Xác định đề tài.
+ Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ.
+ Bước 3: Làm thơ lục bát.
+ Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Bàn tay đưa nôi
À ơi tay mẹ đưa nôi
B T B
À ơi tay mẹ đưa nôi em nằm.
B T B B
Đưa nôi lên bảy lên năm,
B T B
Đưa nôi đưa mãi trăm năm cuộc đời.
B T B B