Trả lời câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:
Tên truyện |
Tóm tắt cốt truyện |
Chủ đề truyện |
Sọ Dừa |
|
|
Em bé thông minh |
|
|
Non-bu và Heng-bu |
|
|
Phương pháp giải:
Đọc lại 3 truyện đã học ở tuần 2 và hoàn thiện bảng.
Lời giải chi tiết:
Tên truyện |
Tóm tắt cốt truyện |
Chủ đề truyện |
|
Sọ Dừa |
|
Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
|
Em bé thông minh |
Có ông vua nọ sai viên quan tìm người tài giỏi. Khi qua một cánh đồng, viên quan đã ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường. Đứa bé đáp trả một cách thông minh. Vua ra câu đố làm cho trâu đực đẻ con, thịt một con chim sẻ dọn ba cỗ thức ăn? Cậu bé giải đố bằng cách: Ba cậu không đẻ, rèn cây dao bằng kim? Vua láng giềng sai sứ đem một vỏ ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Cậu bé giúp vua giải đố: Lấy con kiến càng cột chỉ vào, thoa mỡ đầu bên kia kiến đánh hơi sang trước sự thán phục của sứ giả. Vua phong em bé làm trạng nguyên và xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han. |
Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. |
|
Non-bu và Heng-bu |
Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều của cải. Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là tai họa. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình. |
Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị. |
Trả lời câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Tùy theo cảm nhận của bản thân, chọn truyện mà em thích nhất và trình bày lí do.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào 3 mẩu truyện trên, em có thể chọn một truyện mà mình thích nhất và trình bày lí do.
Ví dụ: Em thích nhất truyện Sọ Dừa vì truyện đưa ra một kết thúc có hậu cho những người hiền lành, lương thiện và dạy chúng em bài học về cách nhìn người cũng như nếp sống đạo đức, lương thiện.
Trả lời câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại phần Nói và viết để xác định yêu cầu cho việc kể truyện cổ tích.
Lời giải chi tiết:
Với hình thức viết cần phải chú ý:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?
- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.
- Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
Đối với hình thức nói, cần lưu ý:
- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.
- Bước 2: TÌm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.
- Bứớc 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết.
Trả lời câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại các bài học từ truyện cổ tích và trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí quý báu. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ và tiếp thu thêm những bài học làm người ý nghĩa cho bản thân.